Home » Haem (phần 2)
Today: 18-04-2024 23:03:36

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Haem (phần 2)

(Ngày đăng: 04-03-2022 13:27:25)
           
Bài viết sau đây sẽ tiếp tục bổ sung những thông tin về hồng cầu và máu như ở phần 1. Các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm kiến thức cho mình về y học trong tiếng anh để bổ sung những vốn từ mà mình chưa biết trong bài viết này.

1. Haemin (n): Là một chất dẫn xuất hóa học của hemoglobin, tạo thành bằng cách lấy đi chất protein của phân tử, oxy hóa nguyên tử sắt, và kết hợp với một acid để tạo thành một muối. Chlorohemin tạo thành các tinh thể đặc biệt, việc xác định các tinh thể này là căn bản của các thử nghiệm hóa học cho các thuốc nhuộm máu.

2. Haemochromatosis /ˌhiːmə(ʊ)ˌkrəʊməˈtəʊsɪs/ (n): Chứng nhiễm sắc tố sắt.

Haem (phần 2) Là một rối loạn di truyền có hấp thu và tồn trữ sắt quá mức. Điều nay gây hại và làm suy yếu chức năng của nhiều cơ quan, bao gồm gan, lách và các tuyến nội tiết. Đặc trưng chính của bệnh là da có màu đồng đen, đái tháo và suy gan. Có thể lấy sắt ra khỏi cơ thể bằng cách trích máu hay cung cấp một tác nhân ngưng tụ sắt.

3. Haemoconcentration (n): Sự cô máu.

Là tình trạng tăng tỉ lệ hồng cầu so với huyết tương, gây ra do thể tích huyết tương bị giảm đi. Sự cô máu có thể xảy ra trong mọi trường hợp và có thể bị mất nước nghiêm trọng.

4. Haemocytoblast (n): Huyết nguyên bào.

Một loại từ cổ, dùng để chỉ một loại tế bào thấy trong tủy xương được các nhà huyết học trước đây cho là tiền thân cơ bản của tất cả các loại huyết cầu.

5. Haemocytometer /ˌhiːmə(ʊ)sʌɪˈtɒmɪtə/ (n): Bộ đếm huyết cầu.

Là một phòng kính đặc biệt có thể tích đã biết để chứa máu đã pha loãng. Số lượng các huyết cầu trong đó được đếm bằng mắt thường qua một kính hiển vi. Bộ đếm huyết cầu này ngày nay đã được thay thế bằng máy điện tử đếm bào.

6. Haemodialysis /ˌhiːmə(ʊ)dʌɪˈalɪsɪs/ (n): Thẩm tách máu.

Là một kỹ thuật lấy đi các chất thải hay các chất độc trong máu dùng nguyên tắc thẩm tách. Thẩm tách máu dùng cho các bệnh nhân có thận ngưng hoạt động, thực hiện bằng một thận nhân tạo hay một máy thẩm tách. Một dòng máu lấy từ động mạch được cho lưu thông trong máy thẩm tách ở bên trong một màng bán thẩm, trong khi đó một dung dịch có thành phần điện phân tương tự với máu bệnh nhân cũng được lưu thông ở phía bên kia màng. Nước và các chất thải trong máu sẽ thấm qua màng nhưng các lỗ của màng này quá nhỏ nên các protein và huyết cầu không qua được. Khi đó máu tinh khiết sẽ được chảy trở lại bệnh nhân theo đường tĩnh mạch.

7. Haemodilution (n): Chứng loãng máu.

Là tình trạng giảm tỷ lệ hồng cầu so với huyết tương gây ra do thể tích huyết tương tăng lên. Điều này có thể xảy ra trong nhiều trường hợp, kể cả mang thai và khi bị chứng lách to.

8. Haemoglobin /ˌhiːməˈɡləʊbɪn/ (n): Một chất có trong hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ. Haemoglobin gồm có sắc tố haem (một porphibin có chứa sắt) liên kết với một protein globin. Haemoglobin có một đặc tính duy nhất kết hợp thuận nghịch với oxy và là môi trường dùng chuyên chở oxy trong cơ thể trong cơ thể. Chất này nhận oxy khi máu đi qua phổi và nhả oxy ra khi máu tới các mô. Bình thường máu có chứa từ 12-18g haemoglobin/dl.

*Haemoglobinometer (n): Haemoglobin-kế.

Dùng dụng cụ xác định nồng độ haemoglobin trong một mẫu máu, tức là đo khả năng chuyên chở oxy của máu.

9. Haemoglobinopathy /ˌhiːməˌɡləʊbɪˈnɒpəθi/ (n): Bệnh haemoglobin.

Bất kỳ bệnh nào trong số bệnh di truyền có bất thường trong sản sinh haemoglobin như bệnh thiếu máu vùng biển và bệnh hồng cầu liềm.

*Haemogiobinuria (n): Haemoglobin-niệu.

Là tình trạng có haemoglobin tự do trong nước tiểu. Haemoglobin-niệu xảy ra nếu haemoglobin phóng thích ra khi các hồng cầu bị phân hủy không được các protein máu thu nhận kịp thời. Tình trạng này đôi khi xảy ra sau khi luyện tập quá sức. Haemoglobin-niệu cũng kết hợp với một số bệnh nhiễm (như sốt nước đen), khi nuốt phải một số hóa chất (như arsenic), hay tổn thương.

10. Haemogram (n): Huyết đồ.

Là các kết quả thử nghiệm máu thường lệ, gồm ước lượng mức hemoglobin máu, thể tích huyết cầu đặc và số lượng các hồng cầu và bạch cầu. Huyết đồ cũng có ghi mọi xét nghiệm máu dưới kính hiển vi.

Để hiểu rõ hơn về Haem (phần 2) vui lòng liên hệ Trung tâm Ngoại ngữ SGV.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news