Home » Haem (phần 3)
Today: 18-04-2024 21:14:16

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Haem (phần 3)

(Ngày đăng: 04-03-2022 13:27:00)
           
Phần 3 của bài viết Haem sẽ đề cập đến một số các chứng bệnh về máu như Haemolysis (tan huyết), Haemopericardium (tràn máu màng tim), Haemoperotoneum (tràn máu phúc mạc)..., hy vọng các thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về máu trong y học.

1. Haemolysin /hiˈmälisin/ (n): Tan huyết tố.

Là một chất có khả năng làm các hồng cầu bị tiêu hủy (tan huyết). Chất này có thể là một kháng thể hay độc tố vi trùng.

Haem (phần 3)  2. Haemolysis /hiːˈmɒlɪsɪs/ (n): Tan huyết.

Là sự tiêu hủy các hồng cầu. Trong cơ thể, sự tan huyết có thể xảy ra do các khuyết tật trong hồng cầu, do ngộ độc hồng cầu, hay tác động của các kháng thể khi truyền máu không tương hợp và điều này sẽ dẫn đến việc thiếu máu. Tan huyết trong các mẫu máu có thể do lấy máu hay tồn trữ không đúng cách, hoặc cố tình gây ra khi cần phân tích.

*Haemolytic /ˌhiːməˈlɪtɪk/ (adj): (Về) tan huyết.

Gây ra, kết hợp với hay do tiêu hủy hồng cầu. Chẳng hạn như kháng thể tan huyết là kháng thể làm cho hồng cầu bị tiêu hủy; thiếu máu tan huyết là thiếu máu do tiêu hủy hồng cầu.

3. Haemolytic disease of the new born: Bệnh tan huyết ở trẻ sơ sinh.

Là tình trạng hồng cầu của thai nhi bị tiêu hủy (tan huyết) do các kháng thể trong máu người mẹ đi qua nhau. Điều này thường xảy ra nhất là khi hồng cầu của thai nhi là Rh dương (tức là có yếu tố Rhesus) nhưng hồng cầu của người mẹ lại là Rh âm. Các hồng cầu thai nhi vì vậy không tương hợp với tuần hoàn cùa người mẹ sẽ gây ra sự sản sinh kháng thể. Điều này có thể làm thai nhi thiếu máu trầm trọng, dẫn tới suy tim có phù nể (thai tích dịch) hay sinh ra thai chết.

Khi tình trạng thiếu máu ít nghiêm trọng hơn có thể sinh được thai ra với tình trạng tốt, nhưng vì có tích tụ sắc tố mật billirubin do hồng cầu bị phân hủy nên thai nhi dễ bị chứng vàng da nặng có thể phải cần truyền thay máu. Nếu không chữa trị, tình trạng này có thể gây ra tổn hại não nghiêm trọng.

heam (phan 3)

Thử nghiệm máu sớm trong thai kỳ có thể phát hiện được kháng thể trong máu người mẹ và áp dụng nhiều biện pháp đề phòng cần thiết cho sự an toàn của thai nhi. Hiện nay đã chữa trị thành công được một số trường hợp dự đoán thành công sự tan huyết mạnh bằng cách truyền máu vào trong tử cung. Tỷ lệ phát sinh bệnh này đã giảm đi rất nhiều bằng cách ngăn ngừa sự tạo thành kháng thể ở các bà mẹ có Rh âm.

Nếu phát hiện được các tế bào thai nhi trong máu người mẹ không lâu sau khi sinh hay sau khi xảo thai (dùng kỹ thuật kleihauter), người mẹ sẽ được tiêm kháng thể Rh (globulin miễn dịch anti-D). Kháng thể này sẽ nhanh chóng tiêu diệt các tế bào thai nhi Rh dương nên các tế bào này không có đủ thời gian để kích thích sản sinh kháng thể trong máu người mẹ để khỏi ảnh hưởng tới lần mang thai sau.

4. Haemolytic uraemic syndrome: Hội chứng urê-huyết cao – tan huyết.

Là tình trạng các hồng cầu bị tiêu hủy nhanh và đột ngột gây suy thận cấp do phần nào bị tắc các động mạch thật nhỏ. Tan huyết cũng gây ra giảm tiểu cầu gây ra xuất huyết nặng. Hội chứng có thể xảy ra do nhiễm trùng huyết, các cơn kinh giật khi mang thai hay do phản ứng với vài loại thuốc. Cũng có những trường hợp phát bệnh rải rác không rõ nguyên nhân.

5. Haemopericardium (n): Tràn máu màng tim.

Là tình trạng có máu trong túi màng bao quanh tim (màng tim) do tổn thương, khối u hay nứt tim (chẳng hạn như sau khi bị nhồi máu cơ tim), hay phình mạch rò. Tim bị ép lại (chèn ép tim) và hệ tuần hoàn bị phương hại, có thể gây ra giảm huyết áp nhiều và ngưng tim. Phẫu thuật dẫn lưu máu có thể cứu sống bệnh nhân.

6. Haemoperitoneum (n): Tràn máu phúc mạc.

Là tình trạng có máu trong xoang bụng, giữa màng bụng hay khung chậu và màng bao bọc các cơ quan trong bụng.

7. Haemophilia /ˌhiːməˈfɪlɪə/ (n): Bệnh ưa chảy máu.

Là một rối loạn di truyền có máu đông rất chậm, do thiếu hụt một trong các yếu tố đông máu (yếu tố chống ưa chảy máu hay yếu tố VIII). Bệnh nhân có thể bị xuất huyết kéo dài sau bất kỳ tổn thương hay vết thương nào, trường hợp nặng có thể xuất huyết tự phát trong cơ hay trong khớp. Có thể chữa xuất huyết ở người bệnh ưa chảy máu bằng cách truyền máu (có chứa yếu tố VIII). Có thể thay bằng các chế phẩm yếu tố VIII đậm đặc chế tạo bằng cách đông huyết tương. Chứng ưa chảy máu do gen liên kết giới tính kiểm soát, tức là bệnh chỉ thấy ở phái nam; phụ nữ có thể có gen mang bệnh mà không bị ảnh hưởng gì nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho con trai.

8. Haemophilus (n): Là một giống vi trùng ký sinh, hình que, không di động, hiếu khí, gram âm và thường thấy trong đường hô hấp. Vi trùng này chỉ có thể mọc khi có một số nhân tố trong máu và/hay một số coenzyme vì vậy phải cấy trên một trường thạch-máu tươi. Hầu hết các loại đều gây bệnh: H.aegyptius gây viêm loét mềm (hạ cam mềm), H.influenzae kết hợp với nhiễm hô hấp cấp và mãn là nguyên nhân phụ thông thường của nhiễm cúm.

*Haemophthamia (n): Xuất huyết nội nhãn.

Chảy máu trong dịch pha lê ở mắt.

*Haemopneumothorax (pneumohaemothorax) (n): Tràn máu – khí phế mạc.

Là tình trạng có máu và không khí trong xoang phổi, thường là do hệ quả của tổn thương. Cần dẫn lưu cả máu và khí đi để phổi nở ra được bình thường. Cần dẫn lưu cả máu và khí đi để phổi nở ra được bình thường.

9. Haemopoietic stem cell: Tế bào mầm tạo huyết.

Là tế bào phát sinh ra tất cả các loại huyết cầu. Tế bào này không xác định được khi xem xét dưới kính hiển vi, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng tế bào này nhìn bên ngoài giống như một lymphô bào. Tế bào này có thể thấy rõ khi nuôi cấy các mô tạo máu ở tủy xương cũng như ở một số nơi khác.

*Haemoptysis /hiːˈmɒptɪsɪs/ (n): Khác huyết.

Là tình trạng ho ra máu, tình trạng này cần được xem xét nghiêm chỉnh cho dù số lượng ho ra có nhỏ tới đâu. Ở một số bệnh nhân không có gì nghiêm trọng, cũng có khi không thấy được nguyên nhân nhưng dù sao cũng phải báo cáo tình trạng này với bác sĩ.

Để hiểu rõ hơn về Haem (phần 3) vui lòng liên hệ Trung tâm Ngoại ngữ SGV.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news