Home » Kerat- (Kerato-)
Today: 24-04-2024 19:30:24

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Kerat- (Kerato-)

(Ngày đăng: 04-03-2022 00:55:21)
           
Tiếp đầu ngữ Kerat- (Kerato-) dùng để chỉ về giác mạc, nó còn được dùng để chỉ mô sừng, đặc biệt là ở da. Và bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin của tiếp đầu ngữ này trong lĩnh vực y học để giúp các bạn hiểu hơn về nó.

*Keratalgia (n): Đau giác mạc.

Là hiện tượng đau xuất phát từ giác mạc.

1. Kerataectasia (n): U lồi giác mạc.

Là hiện tượng giác mạc bị lồi ra ở nơi hóa sẹo (mỏng hơn mô giác mạc bình thường).

2. Keratectomy /ˌkɛrəˈtɛktəmi/ (n): Cắt giác mạc.

Là thao tác lấy đi một phần giác mạc, thường là một lớp trên mặt.

Kerat- (Kerato-)

 *Keratin /ˈkɛrətɪn/ (n): Là một loại protein xơ tạo thành mô sừng của cơ thể như các móng tay, keratin cũng thấy ở da, lông và tóc.

3. Keratinization /kɛrətɪnʌɪˈzeɪʃ(ə)n/ (cornification) (n): Keratin hóa (sừng hóa).

Là tiến trình hóa sừng các tế bào do có lắng đọng keratin. Sự hóa sừng xảy ra ở biểu bì da và các cấu trúc liên quan (lông, tóc, móng…), ở đó các tế bào bị dẹp lại, nhân bị mất đi và chứa đầy keratin khi ra tới bề mặt.

4. Keratitis /ˌkɛrəˈtʌɪtɪs/ (n): Viêm giác mạc.

Viêm giác mạc ở mắt, bị chảy nước, rất đau và nhìn mờ đi. Điều này có thể do các tác nhân vật lý, hóa học (trầy, tiếp cận với bụi, hơi nước, tia tử ngoại…) hay do nhiễm trùng. Viêm giác mạc không do nhiễm trùng thường đáp ứng tốt với việc che mắt lại cho đến khi giác mạc lành, khi bị nhiễm trùng thường cần dược liệu pháp đặc hiệu như dùng kháng sinh.

5. Keratoacanthoma (molluscum sebaceum) (n): U gai sừng (u mềm lây).

Là một nốt cứng xuất hiện trên da và mọc cho tới khoảng 2cm đường kính trong 6 tuần, sau đó biến mất dần trong ít tháng sau. Đàn ông thường bị nhiều hơn phụ nữ, thường trong độ tuổi từ 50 đến 70 tuổi. U gai sừng thấy trên mũi, mặt, bàn tay và các ngón tay, đôi khi trên da đầu và cổ. Nguyên nhân không rõ, dù các nốt này tự biến mất thì chúng vẫn có thể để lại sẹo mờ và thường chữa trị bằng cách nạo, đốt hay rạch và khâu.

6. Keratocele (descemetocele) (n): Thoát vị giác mạc (thoát vị màng Descemet).

Là tình trạng vùng đáy của một vết loét sâu trong giác mạc bị lồi ra ngoài. Lớp sâu của giác mạc (màng descemet) có tính đàn hồi và rất đề kháng với loét, vì vậy màng này sẽ lồi ra khi lớp giác mạc phía trên bị phá hủy.

*Keratoconjunctivitis (n): Viêm giác – kết mạc.

Là triệu chứng viêm kết hợp với giác mạc và kết mạc ở mắt.

7. Keratoconus (n): Giác mạc hình chóp.

Là một tình trạng bất thường ở mắt trong đó giác mạc thay vì có hình cong đều lại có một đỉnh tròn ở phía trung tâm. HÌnh chóp này có khuynh hướng nhọn hơn khi lớn lên. Điều này thường do vùng trung tâm giác mạc bị yếu bẩm sinh, nhưng có thể không gây triệu chứng gì cho đến cuối thời thơ ấu.

8. Keratoglobus (megalocornea) (n): Giác mạc lồi (chứng to giác mạc).

Là một rối loạn bẩm sinh trong đó toàn bộ giác mạc bị lồi ra phía trước tạo thành một đường cong đều.

9. Keratomalacia (n): Nhuyễn giác mạc.

Là một bệnh mắt tiến triển do thiếu vitamin A. Giác mạc bị mềm đi và có thể thủng lỗ. TÌnh trạng này rất nghiêm trọng và không tránh được tình trạng bị mù.

10. Keratome (n): Dao mổ giác mạc.

Là những dụng cụ dùng để cắt giác mạc. Kiểu đơn giản nhất có lưỡi dẹp hình tam giác có đáy gần vào một tay cầm, hai mặt bên rất sắc và thon về một điểm. Dao mổ giác mạc dùng lực kéo có lưỡi quay hay dao động.

11. Keratometer (ophthalmometer) (n): Thước đo giác mạc (thước đo mắt).

Là dụng cụ dùng đo độ cong của giác mạc, dụng cụ này dùng đánh giá độ cong giác mạc bất thường trong tật loạn thị, thường đo các độ cong thẳng đứng và nằm ngang. Tất cả các thước đo giác mạc hoạt động theo nguyên tắc phản chiếu hình ảnh của vật từ một gương lõm (trong trường hợp này là giác mạc) tùy thuộc vào độ cong của gương. Đường cong càng nhiều thì hình ảnh càng nhỏ.

12. Keratoplasty /ˈkɛrətə(ʊ)ˌplasti/ (n): Tạo hình giác mạc (ghép giác mạc).

Là phẫu thuật mắt thay thế các phần giác mạc bệnh bằng mô giác mạc trong của một người cho. Có thể thay thế tất cả các lớp giác mạc (tạo thành giác mạc sâu), hay chỉ một vài lớp và để lại lớp sâu (tạo hình lá giác mạc). Trong trường hợp sau, bề dày của lớp giác mạc thay thế cũng được giảm đi thích hợp.

13. Keratosis /ˌkɛrəˈtəʊsɪs/ (keratoma): Chứng dày sừng (u sừng).

Là hiện tượng mọi tăng sinh sừng trên da, thường có hai loại. Chứng dày sừng quang hóa là một tăng sinh rõ rệt như hạt cơm có màu đỏ hay màu da, thường xảy ra trong độ tuổi trung niên hoặc tuổi già, gây ra do phơi nắng quá nhiều. Chứng dày sừng bã nhầy (hay hột cơm, còn gọi là mụt cóc) là các hạt màu vàng hay nâu có chu vi xác định rõ và bề mặt nhô cao, phát triển ở tuổi trung niên.

*Keratotomy (n): Rạch giác mạc.

Thao tác rạch trong giác mạc.

Để hiểu rõ hơn về Kerat- (Kerato-) vui lòng liên hệ Trung tâm Ngoại ngữ SGV.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news