Home » Nghệ thuật Hương đạo Nhật Bản
Today: 28-03-2024 18:59:53

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Nghệ thuật Hương đạo Nhật Bản

(Ngày đăng: 01-03-2022 00:21:52)
           
Nghệ thuật hương đạo của người Nhật có bề dày lịch sử gần 500 năm. Hương đạo giúp cho tâm hồn con người trở nên tĩnh lặng giữa cuộc sống ồn ào.

Nghệ thuật Hương đạo Nhật Bản

Hương đạo (香道 / kodo) là nghệ thuật thưởng thức mùi hương toát ra từ một nhánh gỗ thơm hoặc từ một cốc hương liệu. Lịch sử hương đạo gắn liền với văn hoá Phật giáo Nhật Bản, trong đó có việc thắp hương lễ Phật. 

Dần dần mùi hương trầm thanh nhã ngày càng được người Nhật yêu chuộng, giới quý tộc ở Kyoto thời Heian (794-1185) thích đốt trầm trong nhà SGV, nghe thuat huong dao nhat bancho “thơm nhà thơm cửa” và thơm y trang. Theo đà phát triển của thú chơi đốt trầm này (người Nhật gọi là sora-dakimono 空炊きもの), các cuộc thi đấu trầm – giống như thi làm thơ hay thi cắm hoa – được tổ chức để định loại trầm nào có mùi hương tao nhã nhất.

Những chất liệu dùng làm sora-dakimono là các vật liệu còn tươi tắn của y học truyền thống. Thú đốt trầm dần dà không những phổ biến trong giới quý tộc mà người thường cũng đua nhau phỏng đoán loại nào thơm nhất và những điểm đặc biệt giữa các loại trầm hương.

Mười đức của hương (香の十徳 / ko no ju toku / hương thập đức):

Cảm cách quỷ thần (感格鬼神 - Kankaku kijin): tăng khả năng cảm giác.

Thanh tịnh tâm thân (清浄心身 - Seijō shinshin): thanh tẩy cơ thể và tâm hồn.

Năng phất ô uế (能払汚穢): tẩy rửa chất độc chất bẩn trong người.

Năng giác thụy miên (能覚睡眠 - Nōkaku Suimin): thức tỉnh linh hồn.

Tĩnh trung thành hữu (静中成友 - Shizuka Narita): chữa cô đơn.

Trần lý du nhàn (塵裏愉閑 - Chiriura Satoshikan): làm đầu óc bình tĩnh.

Đa nhi bất yếm (多而不厭 - Tajini fuiya): thừa thãi vẫn đẹp.

Mộ nhi tri túc (募而知足 - Tsuno Chisoku): ít vẫn đầy đủ.

Cửu tàng bất hủ (久蔵不朽 - Hisashi Kiko): nhiều năm không hỏng.

Thường dụng vô chướng (常用無障 - Jouyo mushō): dùng hàng ngày không gây hại.

Hương đạo được phân loại làm sáu nước năm mùi (lục quốc ngũ vị): Kyara (伽羅): Việt Nam: đắng, Rakoku (羅国): Thái Lan: ngọt, Manaka (真那伽): Malacca, Malaysia: không mùi, Manaban (真南蛮): Bồ Đào Nha: mặn, Sasora (佐曾羅): Ấn Độ: cay, Sumotara (寸聞多羅): Indonesia: chua.

Nghi thức hương đạo thường được tổ chức ở các phòng chiếu Tatami dưới hình thức một cuộc thi thưởng hương. Để thưởng thức được mùi hương theo phong cách hương đạo, người thưởng thức phải biết cách nhận biết và phân biệt được những mùi hương theo quy định từ nhiều mùi hương khác nhau.

Để làm được điều này người ta phải rèn luyện một khả năng khứu giác thật nhạy bén và tinh tế, cũng như khả năng tập trung phân tích cao độ. Trong cuộc thi người tham gia thi đấu phải gọi đúng tên mùi hương dựa trên ký ức.

Dù có những cuộc thi đấu nhưng không hề có tính hơn thua, phân thắng bại. Người chơi và người thưởng thức chỉ nương theo làn hương để thanh tẩy mình khỏi những tạp niệm, tận hưởng sự tĩnh lặng giữa cuộc sống ồn ào.

Chuyên mục "Nghệ thuật Hương đạo Nhật Bản" do Giáo viên tiếng Nhật Trường Nhật Ngữ SGV tổng hợp.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news