Home » Cửa hàng không người bán ở Nhật
Today: 29-03-2024 22:37:55

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Cửa hàng không người bán ở Nhật

(Ngày đăng: 01-03-2022 00:18:41)
           
Những cửa hàng không hề có người bán, hay còn gọi là cửa hàng tự phục vụ, là điều không khó tìm thấy tại Nhật Bản.

Cửa hàng không người bán ở Nhật.

Những cửa hàng không hề có người bán, hay còn gọi là cửa hàng tự phục vụ, là điều không khó tìm thấy tại Nhật Bản. Những gian hàng này xuất hiện tại nhiều nơi trên khắp Nhật Bản và có tên gọi là “Mujin Hanbaisho” có nghĩa là cửa hàng không người bán. Điều đó xuất phát là do sự tin tưởng nhau và lòng trung thực cao độ của mỗi người dân nơi đây.

SGV, cua hang khong nguoi ban o nhat

Một số người có thể làm hai công việc ở hai nơi khác nhau nhưng lại cùng chung một thời gian. Chỉ cần một khu vườn nhỏ để họ trồng rau, củ quả sau giờ làm việc. Sau đó thu hoạch và bày bán tại cửa hàng nhỏ “không người bán” của mình.

Tại những cửa hàng dạng này, thông thường đầu ngày chủ cửa hàng sẽ mang sản phẩm ra để đó, kèm với giá tiền, phổ biến là 100 yên, 200 yên. Khách mua hàng sẽ trả tiền ngay tại quầy nơi họ lấy hàng, hoặc cho vào một lon đựng xu chủ hàng đã để sẵn ở đó. Cuối ngày, chủ cửa hàng chỉ cần ra lấy nốt hàng thừa và mang tiền về.

Đặc điểm của những cửa hàng không người bán ở Nhật, như: diên tích của gian hàng hầu như rất nhỏ, thường nằm cạnh các trang trại trên đường cao tốc, mặt hàng được bày bán các nông sản tươi được hái từ nông trại, mỗi buổi sáng chủ cửa hàng chỉ sắp xếp vài món hàng lên kệ ghi giá sẵn, người chủ không cần bận tâm về gian hàng của mình mà có thể làm việc ở nơi khác.

Ngoài những gian hàng nông sản như vậy, ở Nhật còn có cả những gian hàng bán quần áo ngay trên phố với hình thức không chủ tương tự. Điều đặc biệt là người chủ của những gian hàng luôn nhận được số tiền tương ứng với món hàng mà họ bày bán mà không hề thiếu hụt, tất cả đều dựa vào sự tự giác và lòng tin giữa người bán với người mua.

Nhật Bản được biết đến là một quốc gia đem đến sự tin tưởng và hài lòng cho khách du lịch vì tính trung thực của dân bản địa. Với mô hình kinh doanh này sẽ giúp họ tiết kiệm được một công lao động nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao không khác gì kiểu bán hàng thông thường.

Cũng chính vì điều này mà cuộc sống tử tế ở Nhật được người nước ngoài ngưỡng mộ và trở thành đề tài của nhiều câu chuyện ý nghĩa về bài học đạo đức mà không phải quốc gia nào cũng có thể xây dựng được.

Chuyên mục "Cửa hàng không người bán ở Nhật" do Giáo viên tiếng Nhật Trường Nhật Ngữ SGV tổng hợp.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news