Home » Lễ Hội Tori No Ichi của Nhật Bản
Today: 28-03-2024 17:16:44

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Lễ Hội Tori No Ichi của Nhật Bản

(Ngày đăng: 01-03-2022 00:14:09)
           
Tori no Ichi là một lễ hội đặc sắc gắn liền với hình ảnh con gà trống, con vật gắn bó với đời sống nông nghiệp và tâm linh của người dân xứ Phù Tang. Hãy cùng SGV tìm hiểu nhé!

Lễ Hội Tori No Ichi của Nhật Bản

Tori no Ichi (酉の市), một lễ hội đặc sắc gắn liền với hình ảnh con gà trống, con vật gắn bó với đời sống nông nghiệp và tâm linh của người dân xứ Phù Tang.

Tháng 11 ở Nhật với thời tiết mát mẻ và dễ chịu là thời điểm diễn ra lễ hội mùa thu gắn liền với nông nghiệp. Một trong số đó là Tori no Ichi (酉の市), một lễ hội đặc sắc gắn liền với hình ảnh con gà trống, con vật gắn bó với đời sống nông nghiệp và tâm linh của người dân xứ Phù Tang.

SGV, le hoi tori no ichi cua nhat ban

Trước đây, lễ hội có các tên khác như là Tori no Machi (酉のまち), Otori Matsuri (お酉祭り) hay Otori-sama (お酉さま). Lễ hội được tổ chức như một nghi lễ nhà nông với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã ban cho một vụ mùa bội thu.

Trong lễ hội này, người dân dùng gà trống làm lễ vật dâng lên thần linh. Về sau, lễ hội Tori no Ichi mang ý nghĩa cầu mong sự bình an trong cuộc sống và sự thịnh vương, sung túc trong việc làm ăn.

Tori no Ichi là là một lễ hội đặc sắc có từ thời Edo gắn liền với hình ảnh chú gà trống, một loài vật nuôi gắn bó với đời sống nông nghiệp và tâm linh của con người. “Dậu” (con gà) là con vật thứ 10 trong cung hoàng đạo 12 con giáp theo cách tính của phương Đông.

Trong một tháng có thể có từ 2 đến 3 ngày Dậu. Theo dân gian, những năm có 3 ngày Dậu dễ xảy ra hỏa hoạn, gà trống là con vật linh thiêng, là sứ giả cảnh báo hỏa hoạn. Trong thực tế, do tháng 11 thời tiết trở lạnh, sử dụng lửa nhiều nên khả năng xảy ra hỏa hoạn cao. Tiếng gà gáy trong những ngày này như một thông điệp mà thần linh nhắc nhở con người hãy cẩn thận với lửa.

Vậy nên, hằng năm, cứ vào ngày Dậu của tháng 11 (tương đương tháng 10 m Lịch), lễ hội sẽ diễn ra tại đền Otori (lễ hội còn có tên gọi khác là Otorisama) ở quận Taito-Tasakusa, đền Hanazono ở Shinjuku, đền Kitano ở Nakano.v.v Năm 2016, lễ hội dự kiến được tổ chức vào 2 ngày 11 và 23.

Trong những ngày lễ hội, du khách đến các gian hàng xung quanh đền thần để thưởng thức những món ăn đặc trưng của lễ hội như bành dày nướng Kogane, khoai môn hấp Kashira Imo. Và sẽ thật thiếu sót nếu khách du lịch không ghé qua các gian hàng bán cây cào may mắn Engi Kumade, biểu tượng của sự bình an và sung túc.

Cây Cào được xem là một dụng cụ đồng áng không thể thiếu đối với nhà nông, ngoài ra Engi Kumade còn có hình dáng chiếc móng nhọn của loài gà.

Trên Kumade có gắn nhiều vật trang trí có ý nghĩa cầu tài, cầu lộc. Nổi bật nhất là mặt nạ Otafuku – Biểu tượng của niềm vui và may mắn, chim hạc Tsuru và rùa Kame – biểu tượng của sự trường thọ.

Chú mèo thần tài Maneki Neko, Thuyền châu báu Takurabune và nhiều thẻ bài ghi những câu chúc tụng cầu mong tài lộc.

Người Nhật thường mua Engi Kumade với hi vọng rằng sẽ gặt hái được sự may mắn, phúc lộc trong cuộc sống. Người Nhật thường chọn mua Engi Kumade lớn hơn năm trước với ý nghĩa năm nay sẽ phát triển, tốt đẹp hơn năm trước.

Chuyên mục "Lễ Hội Tori No Ichi của Nhật Bản" do Giáo viên tiếng Nhật Trường Nhật Ngữ SGV tổng hợp.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news