Home » Chiếu cói Tatami trong văn hóa Nhật
Today: 17-04-2024 04:29:56

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Chiếu cói Tatami trong văn hóa Nhật

(Ngày đăng: 01-03-2022 00:02:11)
           
Tatami là một loại chiếu cói truyền thống lâu đời của Nhật Bản, gắn liền với quá trình hình thành các loại hình nghệ thuật trà đạo, cắm hoa, geisha và shamisen.

Trong kho tàng văn hóa lâu đời đó thi chiếc chiếu cói Tatami là một biểu tượng văn hóa không thể xóa mờ trong tâm trí người dân Nhật Bản.

Lịch sử ra đời

Tatami được làm từ các sợi rơm khô đan ép chặt vào nhau. Lần đầu xuất hiện vào năm 712, trong cuốn sách cổ Nhật Bản về các loại chiếu, Tatami là một loại SGV, chieu coi tatami trong van hoa nhatchiếu có thể gấp lại được và cất đi khi không dùng đến, có lẽ chính vì thế mà người ta gọi nó là tatami, bắt nguồn từ động từ 畳む (tatamu) có nghĩa là “gấp” hay “gập”.

Vào thời Heian kiến trúc nhà ở của tầng lớp Samurai và lãnh chúa (được gọi là kiến trúc Shinden-zukuri) rất thịnh hành với sàn nhà toàn bộ làm bằng gỗ. Lúc này, tatami chỉ đóng vai trò là một loại chiếu được sử dụng làm thảm ngồi cho các bậc chúa công, thể hiện đẳng cấp quý tộc.

Làm chiếu tatami – thế kỉ 19

Sang thời Muromachi, nhận thấy được sự tiện dụng và thoải mái của tatami, người ta bắt đầu làm nên những tấm tatami to hơn và ghép vào nhau để có thể trải rộng khắp căn phòng. Những căn phòng có sàn được trải toàn bộ bằng tatami được gọi là zashiki (座敷) với nghĩa đen là “căn phòng để ngồi”.

Và các quy tắc cũng như ứng xử khi ngồi trên chiếu tatami cũng được lan rộng (ví dụ như seiza). Tuy nhiên chỉ có những căn phòng của người giàu có, các bậc chúa công hay samurai mới ở trong những căn phòng zashiki như vậy và nằm ngủ trên tatami, còn nông dân và đầy tớ thì thường nằm ngủ trên chiếu mỏng hoặc ổ rơm, không ấm và êm ái được như tatami.

Phòng kiểu Nhật với tatami

Sang đến khoảng thế kỉ 17 (thời Edo) thì tatami đã dần được phát triển rộng rãi trong mọi tầng lớp và trở thành một vật không thể thiếu với mỗi gia đình Nhật Bản. Thậm chí một căn phòng được trải toàn bộ bằng tatami được coi là một căn phòng điển hình kiểu Nhật, 和室 (washitsu). 

Tuy vậy, ngày nay, tatami đang dần vắng mặt trong các căn nhà hiện đại của Nhật Bản, theo thống kê trong 20 năm trở lại đây, số lượng đặt hàng chiếu tatami đã giảm còn 1/3, trong khi các nghệ nhân làm chiếu ngày càng già đi mà không có người nối dõi.

Chất liệu

Những tấm chiếu tatami có phần lõi được làm từ rơm khô đan ép chặt với nhau. khi người ta dùng sợi hóa học thay cho sợi rơm để tăng độ bền và độ cách nhiệt Lớp bên ngoài bao bọc tatami là chiếu cói. Sau đó tatami  được niêm bọc bằng vải dệt nổi vân hoặc vải trơn thường mang màu xanh lá cây hoặc màu đen. Do được làm từ rơm khô ép vào nhau nên tatami có khả năng đàn hồi tốt, tạo cảm giác êm ái khi đi trên đó, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Kích cỡ

Thông thường, một tấm chiếu Tatami có chiều dài 1,8 mét và rộng 90 cm. Đây được xem là kích thước chuẩn truyền thống. Chiếu Tatami được cấu thành từ 3 bộ phận, gồm tatami-omote, tatami-doko và tatami-beri.

Người Nhật cũng sử dụng tatami làm kích thước chuẩn để tính diện tích phòng và gọi là jou (畳). Diện tích các phòng ở truyền thống trải tatami sẽ có các kích thước là 4jou, 6 jou, 8 jou, 10jou hay 12 jou. Nếu thêm nửa đệm thì sẽ là 4畳半 (jouhan) – 4 jou rưỡi, … Ngoài ra, nếu 2 tấm tatami được chặp vào làm một tạo thành một hình vuông 2:2 thì sẽ được gọi là 1 tsubo.

Cách sắp xếp

Có hai cách xếp các tấm nệm rơm bọc chiếu cói thành tatami. Cách thứ nhất gọi là Syugijiki  thường áp dụng cho các tatami trong phòng ở. Cách thứ hai gọi là Fusyugijiki thường thấy ở các chùa, lâu đài và những phòng có không gian lớn.

Vai trò văn hóa

Có một câu ngạn ngữ cổ ở Nhật Bản nói rằng: “Tatami giống như một người vợ, chỉ tốt khi còn mới” và cũng như một người vợ, một khi đã được đưa vào nhà, Tatami sẽ dần dần chiếm chỗ toàn bộ ngôi nhà và trở thành một trong những vật dụng có ảnh hưởng nhất trong cách sống của người Nhật. Các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản như trà đạo (茶道), cắm hoa (生花), múa, nhạc cũng được thực hiện trong không gian của tatami.

Chuyên mục "Chiếu cói Tatami trong văn hóa Nhật" do Giáo viên Trường Nhật Ngữ SGV tổng hợp.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news