Home » Tiếng Lào giao tiếp SGV
Today: 19-04-2024 08:14:14

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Tiếng Lào giao tiếp SGV

(Ngày đăng: 22-06-2022 17:35:56)
           
Tiếng Lào giao tiếp với đội ngũ giáo viên người Lào & người Việt nhiều kinh nghiệm chuyên dạy tiếng Lào giao tiếp căn bản, liên hệ: 0902516288 cô Mai

Trung tâm ngoại ngữ SGV là trung tâm duy nhất tại TP. HCM dạy tiếng Lào giao tiếp.

Giáo viên người Lào trực tiếp giảng dạy, giáo viên có nhiều kinh nghiệm giúp học viên học tiếng Lào một cách đơn giản. Sau khóa học, học viên có thể giao tiếp tiếng Lào với người bản xứ.

Chương trình tiếng Lào giao tiếp được đội ngũ giáo viên người Lào và người Việt biên soạn công phu, ngoài ra trung tâm còn sưu tập bộ sách tiếng Lào chuyên về giao tiếp chỉ dành cho học viên của trung tâm. Học viên có thể đăng ký học tại nhà nếu như không có thời gian học tại trung tâm.

Tham khảo phong tục tập quán người Lào:

NGHI THỨC LỄ HỎI NGƯỜI LÀO:

Sài Gòn Vina, Tiếng Lào giao tiếp SaiGon Vina

Nghi thức Su-khoắn là cách tổ chức đặc thù Lào trong mọi buổi lễ có tính cách tôn giáo, áp dụng cho mọi hoàn cảnh, mọi tầng lớp và suốt cuộc đời người Lào. Hình thức, nội dung ý nghĩa tín ngưỡng của Su-khoắn sẽ được nói rõ chung với mục hôn lễ chính thức theo phong tục của hai nước.

Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng không có không được của Su-khoắn trong lễ hỏi cũng long trọng đấy đủ lễ bộ như khi được tổ chức trong hôn lễ chính thức của người Lào.
Sau lễ hỏi, bổn phận của anh phù-bào đối với gia đình vợ chưa cưới cho đến ngày hôn lễ cũng tương tự như bên ta.

NGHI THỨC ĐÁM CƯỚI NGƯỜI LÀO:

Tuy tục Việt buộc phải chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ dựng vợ gả chồng song không phải mùa nào cũng được. Thông thường người mình làm đám cưới vào mùa đông và trước khi tàn mùa xuân, có lẽ vì khí trời lạnh ở miền Bắc, mát ở miền Nam?

Tháng bảy là tháng mưa ngâu với tích đau buồn giữa Ngưu Lang và Chức Nữ (theo truyền thuyết Tàu) nên người mình kiêng theo, tránh chuyện tổ chức lễ trăm năm, trừ trường hợp bất khả kháng.

Người Lào có lệ chỉ cưới gả nhau vào những tháng chẵn. Tháng sáu là tháng tốt nhất vì nhằm mùa Bun Bang Phay tức lễ cầu mưa. Tháng sáu cũng là tháng cuối cùng vì qua tháng bảy là mùa đồng áng, còn tháng tám lại nhằm mùa Khậu Vặt Sá tức mùa cấm phòng của chư tăng ni hệ tiểu thừa kéo dài mãi đến trăng tròn tháng 11.

Khoảng thời gian này người Lào tuyệt đối Kha-lăm (kiêng cữ), nên đành chờ tháng 12 vậy. Ngày tốt, người Lào chọn 15 ngày trước khi trăng tròn, ngụ ý duyên phận vợ chồng son sẽ ngày càng lên cao, càng nảy nở sáng tỏ như trăng.

LỄ NGHINH HÔN:

Sau khi đôi bên nhà trai, nhà gái đã thoả thuận mọi việc, hai họ ấn định ngày nghênh hôn (đón dâu). Ngày này thường được chọn vào những ngày và giờ được coi là tốt, theo âm lịch, những ngày giờ thuận lợi cho tuổi cô dâu và tuổi chú rể, tên chữ là giờ Hoàng Đạo.

Ngày và giờ Hoàng Đạo của cộng đồng Việt Nam hải ngoại (trừ tại Lào và Thái Lan), xin nhắc lại, chỉ được nhân chia trừ cộng theo đơn vị: Cuối tuần!

Như đã nói ở trên, Việt đón dâu, Lào đưa rể. Và trước khi cùng nhau tìm hiểu cuộc đưa chồng về nhà vợ, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc phần hình thức và nội dung nghi lễ không có không được trong hôn nhân của dân tộc Lào.

Trụ sở chính: 374 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
Trụ sở Quận 7: 1152 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Hoặc liên hệ: 0902 516 288 (Thầy Tuấn - Cô Mai) để được tư vấn khoá học tiếng Lào giao tiếp của SGV

Nguồn: https://saigonvina.edu.vn

Related news