Home » Giáo viên người Khmer SaiGon Vina
Today: 24-04-2024 05:21:34

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Giáo viên người Khmer SaiGon Vina

(Ngày đăng: 20-08-2020 15:21:57)
           
Giáo viên người Khmer nhận dạy tiếng Khmer tận nơi cho công ty, tổ chức và cá nhân có nhu cầu.Chương trình dạy: phát âm, giao tiếp, tiếng Khmer thương mại.

Trung tâm tiếng Khmer SaiGon Vina nhận cung cấp giáo viên người Khmer dạy tiếng Khmer cho cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Giáo viên nhiều kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Việt. Giáo viên người Khmer nhận dạy chương trình giao tiếp, phát âm, du học, tiếng Khmer cho người đi làm. 

+ Ưu điểm nổi bật là chất lượng giáo viên.

+ Khách hàng đăng ký tại trung tâm hoặc chúng tôi cử nhân viên đến tận nơi.

Học phí dạy kèmTham khảo; Học phí tại trung tâm: Tham khảo.

Tư vấn cung cấp giáo viên người Khmer: 0902.516.288 (Thầy Tuấn - Cô Mai); 

Đăng ký tại các cơ sở hệ thống ngoại ngữ Sài Gòn Vina TP. HCM

Tìm hiểu người Khmer Nam bộ?

Dân tộc Khmer có trên một triệu ba trăm người, cư trú xen kẽ giữa người Kinh, người Hoa và một số dân tộc khác, tập trung đông nhất là trên đất giồng cát, ven sông ở Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang.

Người Khmer sinh cơ lập nghiệp lâu đời trên vùng đất sông nước, chủ yếu bằng việc trồng lúa nước, trồng rẫy và khai thác thuỷ sản, tạo giống lúa mới thích hợp với nhiều loại đất phèn, đất nước lợ, đất bồi phù sa và nghề thủ công truyền thống.

Dân tộc Khmer có nhiều lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Phật: Tết Chôl Chnăm Thmây (mừng năm mới) với nghi lễ tắm tượng Phật bằng nước thơm; Lễ Phật Đản; Lễ đôlta (báo hiếu - xá tội vong nhân); Lễ hội Óoc Oom Bóc (cúng trăng).

Là một dân tộc mộ đạo nên phần lớn các phum, sóc đều có chùa để dân chúng đến tụng kinh, thờ Phật. Chùa đối với người Khmer là sự gắn bó thiêng liêng cả đời người. Hiện khu vực ĐBSCL có khoảng 600 chùa ở những nơi có người Khmer sinh sống.

Trong mỗi chùa có nhiều sư, đứng đầu là sư cả. Nhà chùa ngoài việc đọc kinh, lễ Phật còn tổ chức dạy chữ Khmer, truyền bá kinh nghiệm sản xuất là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nên bất kỳ lễ hội nào cũng tổ chức tại Chùa.

Những chùa lớn thường có dàn nhạc ngũ âm, đội ghe ngo. Người Khmer phần lớn theo đạo Phật (phái Nam tông), một số ít khác theo đạo Bà La Môn. Lớn lên được tu dưỡng trong tinh thần Phật giáo xuống tóc đi tu, học giáo lý Phật và học văn hoá trước khi bước vào cuộc sống tự lập của người trưởng thành. Khi chết, người Khmer hoả táng và tro được gửi lên chùa.

Chùa trở thành trung tâm tín ngường, cõi thiêng và cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của cư dân Khmer. Phum, sóc, là tổ chức của cộng đồng giống như thôn làng.

Nhà cửa người Khmer trước đây là nhà sàn, tuy nhiên qua nhiều thập niên lại đây nhà sàn chỉ còn một số ít dọc biên giới Campuchia. Phần lớn cư dân làm nhà giống như người Kinh, người Hoa.

Cách sắp đặt, tổ chức nhà ở nhìn bên ngoài có cảm giác không khác gì nhà người Kinh, một nửa là bếp núc và nửa còn lại là nhà ở. Phần này được ngăn đôi theo chiều dọc, phần trước dùng để tiếp khách và bàn thờ Phật.

Nửa sau, bên phải là buồng của vợ chồng gia chủ, bên trái là buồng ngủ của con gái. Sự bố trí tuy đơn giản như vậy nhưng không được phép tuỳ ý thay đổi.

Người Khmer tuy sống giữa cộng đồng người Việt hàng chục thế kỷ, nhưng họ luôn giữ bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình, được thể hiện qua chữ viết Paly, lễ hội, trang phục cũng như những sinh hoạt cộng đồng khác, người Khmer có chữ viết Paly riêng.

Ngày nay các em học sinh ngoài học chữ phổ thông, nhà trường vẫn dạy và học chữ viết truyền thống dân tộc. Khi qua đời, người Khmer phổ biến dùng hình thức hoả táng.

Trước đây việc hoả táng thực hiện ngoài đồng, nơi xa dân cư, nhưng ngày nay nhiều phum sóc đã xây dựng nhiều lò hoả táng cải tiến, vừa văn minh, tiện lợi lại hợp vệ sinh mà vẫn giữ được nét phong tục lâu đời. Sau đó, một phần tro được để vào thố và đem thờ tự trong chùa.

giao vien nguoi khmer saigon vina

 Trang phục truyền thống của người Khmer được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Người đàn ông hàng ngày mặc bà ba đen, quấn khăn rằn. Ngày lễ họ mặc áo bà ba trắng, quần đen, quàng khăn trắng quấn chéo vắt lên vai trái.

Chú rể trong đám cưới mặc sarong, áo ngắn màu đỏ, quàng khăn trắng vắt qua vai trái, đem thêm con dao tượng trưng, ngụ ý để bảo vệ cô dâu. Nhưng nét riêng trang phục của dân tộc thể hiện rõ rệt hơn ở người phụ nữ là mặc váy dệt bằng sợi tơ ằm.

Trong những ngày lễ lớn kéo dài cả tuần, người phụ nữ đi dự lễ, mỗi ngày mặc một chiếc váy màu sắc khác nhau. Ngày cưới cô dâu thường mặc váy, gọi là Săm Pôl Hoil màu tím sẫm, áo dài tăm ong màu đỏ thẩm, quàng khăn chéo qua người, đội mũ tháp nhọn.

Những trang phục mang tính truyền thống và thường được dùng trong những ngày lễ lớn của cộng đồng Khmer. Còn hàng ngày, giữa người Khmer, người Kinh, người Chăm, người Stiêng, tuy vẫn giữ nét riêng đặc sắc dân tộc mình, nhưng cũng có nhiều nét pha trộn, học hỏi lẫn nhau, đặc biệt ở lớp trẻ, miễn là đẹp mắt, hợp thời đại và tiện lợi trong sinh hoạt.

Đến với phum sóc Khmer vào dịp đón tết Chôl-chnăm-thmây bạn phải nhớ ăn mặc đúng trang phục lễ hội. Đây là lễ hội Mừng Năm Mới của người Khmer Nam Bộ. Đêm giao thừa người Khmer làm lễ, dâng bánh trái cây lên chùa, tại đây các đôi trai gái sánh vai nhau nhịp nhàng với điệu múa lâm thôn trong tiếng nhạc ngũ âm trầm trầm vang vang như làm tăng thêm múa, nơi kia từng cặp say sưa với điệu múa Adây.

Lễ chùa xong cũng là lúc bình minh chiếu rọi những tia sáng đầu tiên của ngày đầu năm mới. Mọi người tay bắt mặt mừng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Suốt cả ngày hôm đó dân phum sóc, trai trẻ vui chơi nhảy múa tập thể Ramvông, Sadăm, dập dìu suốt cả ngày tới thâu đêm.

Trong bữa cơm năm mới, ngoài các loại bánh quen thuộc như bánh chưng bánh tét, bánh ú, bánh in, người Khmer không thể thiếu món bún. Món ăn này đặc sắc nhờ vào nồi nước lèo, được nấu từ mắm bò hốc giã nhỏ với cá lóc nguyên con và nhiều gia vị quen thuộc. Đó là món ăn đặc biệt trong ngày Tết của người Khmer Nam bộ.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news