Home » Phân biệt hình thái chủ động và bị động của động từ
Today: 04-05-2024 15:21:55

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Phân biệt hình thái chủ động và bị động của động từ

(Ngày đăng: 09-03-2022 11:18:32)
           
Hình thái chủ động là do người hoặc vật đóng vai trò chủ ngữ trong câu thực hiện. Hình thái bị động chỉ rõ người hay vật làm chủ ngữ trong câu không thực hiện hành động mà bị hành động tác động tới.

Hình thái chủ động và bị động của động từ.

Hình thái chủ động. 

Chỉ hành động do người hoặc vật đóng vai trò chủ ngữ trong câu thực hiện. Cả động từ cập vật lẫn bất cập vật đều có hình thái chủ động.

SGV, Phân biệt hình thái chủ động và bị động của động từ Студент слушает лекции.

Học sinh nghe giảng.

Во время отпуска мы много путешествовали.

Vào kì nghỉ chúng tôi đi tham quan rất nhiều.

Hình thái bị động.

Hình thái bị động của động từ chỉ rõ rằng người hoặc vật đóng vai trò chủ ngữ trong câu không thực hiện hành động mà bị hành động tác động tới.

Лекции внимательно слушаются (всеми студентами).

Bài giảng được nghe chăm chú (bởi các sinh viên).

Chỉ động từ cập vật mới có hình thái bị động. Động từ cập vật ở dạng bị động đóng vai trò vị ngữ trong câu biểu thị hành động do chủ ngữ thực hiện và cũng biểu thị hành động hướng tới chủ ngữ.

Thí dụ:

Hình thái chủ động: Братья Анциферовы написали трёхтомную "Книгу о городах".

Anh em nhà Antsipherova đã viết tác phẩm 3 tập "Sách về những thành phố".

Специалисты изучают города.

Các chuyên gia tìm hiểu về những thành phố.

Hình thái bị động: Братьями Анциферовыми была написана трёхтомная "Книгу о городах".

Tác phẩm 3 tập "Sách về những thành phố" được viết bởi anh em nhà Antsipherova.

Города изучаются специалстами.

Những thành phố được tìm hiểu bởi các chuyên gia.

Cấu tạo:

Hình thái bị động của động từ thể chưa hoàn thành được cấu tạo bằng cách thêm vào động từ tiểu từ và có hình thái ngôi thứ 3 số ít hoặc số nhiều thời hiện tại hoặc quá khứ.

Chủ động: читать подчёркивать.

Bị động: читаться подчёркиваться.

Động từ hoàn thành thể có hình thái bị động đặc biệt gọi là tính động từ ngắn đuôi. Tính động từ ngắn đuôi có hình thái giống và số như động từ thời quá khứ.

Chủ động: прочитать устоновить принести взять.

Bị động: проситан устоновлен принесён взят.

Tài liệu tham khảo: Cách chia động từ tiếng Nga L.I. Pirogova. Bài viết phân biệt hình thái chủ động và bị động của động từ được biên soạn bởi giáo viên trung tâm tiếng Nga SGV.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news