Home » Rượu Sake Nhật Bản
Today: 09-05-2024 03:42:54

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Rượu Sake Nhật Bản

(Ngày đăng: 01-03-2022 00:16:11)
           
Rượu Sake là loại rượu truyền thống của xứ sở hoa anh đào. Người Nhật coi loại rượu này là một biểu tượng của đất nước Nhật Bản.

Lịch sử của rượu Sake

Rượu Sake là tên gọi chung của các loại rượu Nhật Bản nhưng cũng là tên của một loại rượu ủ nổi tiếng của Nhật, khác với các loại rượu cất gọi là Shochu.

Sản xuất rượu Sake từ gạo được đưa vào Nhật Bản sau khi việc trồng lúa nước du nhập tới xứ Phù Tang khoảng 300 năm trước công nguyên. Thời xưa, rượu Sake chủ yếu để phục vụ hoàng gia hoặc các đền chùa lớn, và thường được dùng trong các lễ hội tôn giáo. Khoảng cuối thế kỷ 12, Sake mới bắt đầu trở thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân.

ruou sake nhat ban

Nguyên liệu làm Rượu Sake

Rượu Sake Nhật Bản được làm từ gạo và nước, dưới sự tác động của một loại vi khuẩn gọi là koji và men rượu Sake.

Gạo để làm rượu Sake phải được xây xát kỹ. Tại Nhật, loại gạo Sakamai dùng để nấu rượu Sake. Gạo Sakamai có hạt lớn hơn và mềm hơn gạo thường, và chỉ được trồng ở một số vùng nhất định, với kỹ thuật canh tác phức tạp hơn.

Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong công việc làm rượu Sake. Loại nước nửa cứng là phù hợp nhất vì hàm lượng thấp của chất sắt và chất magie.

Cách sản xuất rượu Sake

1. Quy trình xay xát gạo hay được gọi là Seimai

Gạo được xay cho đến khi chủ yếu chỉ tinh bột vẫn còn. Phải mất khoảng 2-3 ngày.  

2. Quy trình rửa, ngâm và nấu gạo thành cơm

Quy trình này cũng phải mất khoảng 1 ngày để đảm bao nguyên liệu lên men rượu.

3. Lên men rượu ( Koji)

Đây là quy trình quan trọng nhất . Đầu tiên là rắc nấm Koji trên cơm và để chúng trong 35 - 48 giờ. Kiểm soát nhiệt độ cũng là công đoạn vô cùng quan trọng nằm trong quy trình lên men bởi đây là công đoạn quyết định để đạt được hương vị của Sake.. Tình trạng của nấm men và nhiệt độ được xem xét và điều chỉnh 3-4 giờ một lần liên tục trong suôt cả quá trình.

4. Công đoạn Moto

Trộn Koji, nấm men, cơm và nước. Đường sẽ được biến thành rượu bằng men và thời gian lên men thêm. (2-4 tuần, nhanh 14 ngày)

5. Công đoạn Moromi

Thêm Koji, cơm trắng và nước vào Moto trong ba giai đoạn liên tiếp trong 4 ngày. Quá trình lên men sẽ kéo dài 18 - 32 ngày.

6. Ép rượu

Khi quá trình lên men kết thúc, rượu được nén ép và Moromi được chia thành Seishu(hay gọi là rượu trắng trong) và Sakekasu( Có cặn trắng)

7. Lọc

Rượu được lọc qua than bột được tinh chế. Đôi khi nhiều nhà sản xuất không lọc rượu của mình để giữ lại hương vị khác biệt, tự nhiên

8. Ủ rượu

Hầu hết rượu mới được tiệt trùng 1 lần được gọi là Hiire để diệt vi khuẩn, nấm men và các yếu tố không cần thiết. Sau đó nó được thả vào bể ủ.

Qua 8 quy trình sản xuất, nhà sản xuất sẽ hoàn tất việc còn lại đó là nếm thử và đóng chai và cuối cùng là giành cho mọi người thưởng thức. 

Thưởng thức rượu sake 

Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại Sake. Thường thì khi mùa Đông, người ta hay uống Sake nóng. Sake nóng, gọi là Atsukan, được dùng trong các bình gốm nhỏ gọi là Tokkuri và dùng loại chén nhỏ gọi là Choko.
Cũng có loại Sake đặc biệt chỉ để uống lạnh. Người ta còn phân biệt rượu Sake nữ và Sake nam. Sake nam là loại làm từ nước cứng, có nhiều muối canxi và muối magiê, có vị hơi đắng. Sake nữ là loại làm bằng nước mềm, có vị dịu.

Chén uống Sake cũng có nhiều loại, thường rất trang trọng. Sakazuki là chén nhỏ và nông, thường được sử dụng phổ biến nhất. Trang trọng hơn nữa là Masu, có hình dạng như chiếc hộp hình vuông. Masu thường có hình dạng như một chiếc hộp, hình vuông, có thể phủ sơn hoặc không. Ở gia đình và ở nước ngoài, Sake có thể uống bằng ly thủy tinh.

Chuyên mục "Rượu Sake Nhật Bản" do Giáo viên tiếng Nhật Trường Nhật Ngữ SGV tổng hợp.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news