Home » Tranh nhuộm Katazome Nhật Bản
Today: 27-04-2024 08:36:53

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Tranh nhuộm Katazome Nhật Bản

(Ngày đăng: 28-02-2022 23:25:32)
           
Nghệ thuật nhuộm tranh Katazome là một nghệ thuật tạo nên nét đặc trưng riêng của xứ sở Phù Tang. Hãy cùng Trường Nhật Ngữ SGV tìm hiểu về kỹ thuật nhuộm tranh Katazome nhé.

Katazome (型染) là nghệ thuật nhuộm màu theo khuôn. Để vẽ một bức họa Katazome, trước hết người họa sĩ sẽ tạo khuôn bằng một loại giấy đặc biệt, gọi là shibugami. Giấy này được phết keo và xử lý nhiệt để chống thấm nước. Họa tiết bức tranh được khắc trên giấy này bằng dao gọt sắc nét và nhiều loại dùi chuyên dụng khác nhau. Sau đó, khuôn sẽ được đặt lên trên vải nền và công đoạn tiêp theo sẽ là nhuộm màu. Phần được cắt gọt trên khuôn sẽ thấm màu nhuộm và hoa văn sẽ hiện lên nền vải.

tranh nhom katazome nhat ban

Công đoạn thực hiện:

1. Phác thảo: Phác thảo trước khi có đồ họa vi tính, đương nhiên các họa sĩ hoàn toàn vẽ tay, sau đó tô bằng mực Tàu, để xác định rõ hai phần đen trắng.

2. Trổ khuôn: Dùng dao trổ đi những phần không cần thấm màu. Do việc trổ khuôn có nhiều hình đứng lơ lửng không tự đứng được trong khuôn trổ nên cần có những đường nối (gọi là tsuri).

3. Phết hồ: Xóa các tsuri bằng cách phết hồ lên đó và xóa dần từng nét.

5. Xóa các vết nói (xóa tsuri) và bốc giấy khuôn: Dán chặt tấm lụa vẽ được chọn từ các loại tơ do giông tằm sinh đôi dệt nên, gọi là lụa Bạch sơn trục, rồi chồng khuôn giấy lên lụa. Rồi để bỏ phần không cần thấm màu, phải đổ hồ nếp và cám gạo lên toàn bộ khuôn giấy và dàn cho đều. Đến đây thì xóa các tsuri và bóc khuôn giấy.

6. Kiểm tra tình trạng hồ: Bề mặt hồ trên tấm lụa phải cần được giữ ấm, nên phải kiểm tra thường xuyên cho khỏi nứt cho đến khi nhuộm màu xong.

7. Tạo nền: Dùng màu sắc với các loại bút, chổi lông tô lần lượt lên trên tấm lụa. Khi tô màu thường xuyên dùng hồ làm bờ ngăn không cho màu nhòe theo nước. 

8. Nhuộm màu và hấp: Cho lụa đã nhuộm màu vào thùng gỗ thông hấp hơi nước chừng 100 độ C, để màu không phai, ngấm sâu vào vải và có ánh màu.

9. Giũ nước:  Cuối cùng là đem tấm lụa đó đi giũ nước sạch.

10. Chỉnh sửa: Tùy theo tình trạng của tranh mà quét thêm màu, hay phết thêm hồ tạo cảm giác sâu hơn, việc này hoàn toàn đơn lẻ, nên hầu như không thể tạo tác phẩm tương tự từ một khuôn in giấy.

Chuyên mục "Tranh nhuộm Katazome Nhật Bản" được tổng hợp bởi giáo viên Trường Nhật Ngữ SGV.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news