Home » Sự kiêm loại của động từ, danh từ, tính từ
Today: 28-03-2024 16:16:55

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Sự kiêm loại của động từ, danh từ, tính từ

(Ngày đăng: 08-03-2022 11:15:48)
           
Các loại từ trong tiếng Hán có nghĩa cố định, nhưng có một số từ trong ba loại tính từ, danh từ, động từ, có đặc điểm ngữ pháp của hai loại từ mà ý nghĩa cơ bản vẫn không đổi. Loại từ này được gọi là kiêm loại.

Sự kiêm loại của động từ, danh từ, tính từ:

Một số từ trong ba loại tính từ, danh từ, động từ, thường có đặc điểm ngữ pháp của hai loại từ mà ý nghĩa cơ bản vẫn không biến đổi.

Ví dụ:

他代表我们小组提出三项建议. (代表 động từ).

(Anh ấy đại diện cho nhóm chúng tôi đưa ra 3 kiến nghị).

他是我们学生的代表. (代表 danh từ).

(Anh ta là đại diện cho học sinh chúng tôi).

SGV, Sự kiêm loại của động từ, danh từ, tính từ 他的态度很端正. (端正 tính từ).

(Thái độ anh ta rất đoan chính).

他端正了态度. (端正 là động từ).

(Anh ta đã chấn chỉnh lại thái độ của mình).

他那种刻苦学习的精神值得学习. (精神 danh từ).

(Tinh thần khắc khổ học tập của anh ta đáng để chúng ta học tập).

这个人很精神. (精神 tính từ).

(Người này rất nhanh nhẹn hoạt bát)

指示 (chỉ thị), 领导 (lãnh đạo), 教育 (giáo dục), 批评 (phê bình), 研究 (nghiên cứu), ... là những từ kiêm loại động từ và danh từ.

丰富 (phong phú), 团结 (đoàn kết), 密切 (mật thiết), 健全 (khỏe mạnh), 充实 (đầy đủ), 研究 (nghiên cứu), ... là những từ kiêm loại tính từ và động từ.

矛盾 (mâu thuẩn), 困难 (khó khăn), 密切 (mật thiết), 标准 (tiêu chuẩn), 规矩 (quy tắc), 原则 (nguyên tắc), ... là những từ kiêm loại tính từ và danh từ.

Tư liệu tham khảo: "Giáo trình Hán ngữ" bài viết sự kiêm loại của động từ, danh từ, tính từ được biên soạn bởi giáo viên trung tâm tiếng Hoa SGV.

Nguồn: https://saigonvina.edu.vn/

Related news