| Yêu và sống
Thể liên kết trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật, thể liên kết hay còn được gọi là thể i rất phổ biến, trong tất cả các trường hợp thì dạng chung của nó là thay thế u - う bằng i - い.
Kiểu động từ | Dạng chia | Ví dụ | Dạng chia |
Động từ bất quy tắc
する | し | 勉強する-benkyousuru (học) | 勉強し-benkyoushi |
来る | 来 | không có | không có |
だ | であり | không có | không có |
Động từ có quy tắc
-う | -い | 使う-tsukau (dùng) | 使い-tsukai |
-く | -き | 焼く-yaku (nướng) | 焼き-yaki |
-ぐ | -ぎ | 泳ぐ-oyogu (bơi) | 泳ぎ-oyogi |
-す | -し | 示す-shimesu (trưng bày) | 示し-shimeshi |
-つ | -ち | 待つ-matsu (đợi) | 待ち-machi |
-ぬ | -に | 死ぬ-shinu (chết) | 死に-shini |
-ぶ | -び | 呼ぶ-yobu (gọi) | 呼び-yobi |
-む | -み | 読む-yomu (đọc) | 読み-yomi |
-る (gốc phụ âm) | -り | 走る-hashiru (chạy) | 走り-hashiri |
-いる (gốc nguyên âm) | -い | 悔いる-kuiru (tiếc) | 悔い-kui |
-える (gốc nguyên âm) | -え | 答える-kotaeru (trả lời) | 答え-kotae |
Những kính ngữ gốc phụ âm いらっしゃる (irassharu), おっしゃる (ossharu), くださる (kudasaru), ござる (gozaru) và なさる (nasaru) có thể i bất quy tắc. Chúng được tạo thành bằng cách thay thế u - う bằng i - い.
Cách dùng
Tạo nên kính ngữ khi có đuôi ます.
Ví dụ: 行く -> 行きます、 使う -> 使います
Thể hiện mong muốn khi có đuôi たい.
Ví dụ: 食べたい - tabetai: muốn ăn, 行きたい - ikitai: muốn đi và được coi như là một tính từ い.
Thể hiện ý phủ định mạnh mẽ khi có đuôi はしない.
Ví dụ: 行きはしないよあんな場所 - iki wa shinai yo anna basho: không bao giờ tôi đến mấy chỗ như vậy.
Tạo mệnh lệnh khi có đuôi なさい.
Ví dụ
これを食べなさい - kore o tabe nasai: ăn cái này đi.
あそこへ行きなさい - asoko e ikinasai: đến chỗ kia đi.
Tạo mệnh lệnh khi có đuôi な.
Ví dụ
まっすぐ帰りな - massugu kaerina: về nhà ngay.
仲良く遊びな - nakayoku asobina: chơi đẹp vào.
Thể hiện rằng thứ gì đó dễ hay khó khi có đuôi 易い - yasui (dễ) hoặc 難い - nikui (khó).
Ví dụ:
親しみやすい - shitashimi yasui: dễ làm bạn.
分かり難い - wakarinikui: khó hiểu.
Thể hiện sự thừa thải, quá đáng khi có đuôi 過ぎる - sugiru (quá).
Ví dụ: 酒を飲みすぎる - sake o nomisugiru: uống rượu quá nhiều.
Thể hiện rằng đang làm việc gì liên kết với việc gì đó. Khi có đuôi ながら, động từ sẽ trở thành phó từ và câu có nghĩa là "Làm gì khi đang làm gì".
Ví dụ: 歩きながら本を読んだ - aruki nagara hon o yonda: đọc sách khi đang chạy bộ.
Thể hiện mục đích bằng に. Đây là dạng mục đích cơ bản.
Ví dụ: 食べに行きました - tabe ni ikimashita: tôi đến để ăn.
Trong kính ngữ.
Ví dụ: お使いください - otsukai kudasai: xin hãy sử dụng.
Kết hợp trong ngôn ngữ viết.
Với vài động từ, thể i cũng tạo ra những từ liên quan mà không theo quy tắc chung.
Ví dụ
Thể i của 食べる có thể đặt trước 物 để tạo thành 食べ物 (tabemono - đồ ăn). Tương tự với 飲む và 買う.
Thể i của 賭ける (kakeru - cược) là một từ: 賭け (kake - đánh cược).
Chuyên mục Thể liên kết trong tiếng Nhật được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Nhật SGV.
Related news
- Ngành đóng gói tiếng Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Búp bê Daruma ở Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Múa rối trong tiếng Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Văn bản thương mại, hành chính tiếng Nhật là gì (14/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Thị phần trong tiếng Nhật là gì (09/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Ngày của Cha tiếng Nhật là gì (06/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Phong tục rút quẻ ở Nhật là gì (03/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Sơn trong tiếng Nhật là gì (03/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Học hỏi tiếng Nhật là gì (30/05) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Búp bê phòng chống hỏa hoạn ở Nhật là gì (30/05) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn