| Yêu và sống
Từ đệm cuối câu trong tiếng Nhật
Trong giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày, các bạn chắc không còn lấy làm lạ với những từ như là ね (ne), よ (yo), わ (wa), ぞ (zo)...
1. ね (NE): nhỉ, nhé.
Ví dụ:
可愛いですね! (kawaii desu ne): Đáng yêu nhỉ!
頑張ってね! (ganbatte ne!): Cố gắng lên nhé!
- Vậy khi nào thì là "nhỉ", khi nào thì là "nhé"?
- Giống như trong tiếng Việt nhà mình.
+ "Nhỉ": dùng để tìm sự đồng tình của người nghe với một tính chất nào đó chẳng hạn như "Phim hay nhỉ".
+ "Nhé": dùng để tìm một hành động nào đó từ người nghe trong tương lai chẳng hạn như "Cố gắng lên nhé = Hãy cố gắng lên".
2. よ (YO): đây, đâu, đấy.
Ví dụ: 行くよ。 (ikuyo): Tôi đi đây.
それはだめだよ。 (sore wa dameda yo): Việc đó không được đâu.
彼は作家ですよ。 (kare wa sakka desu yo): Anh ấy là nhà văn đấy.
- YO dùng để thông báo cho người nghe một sự việc nào đó (cái mà bạn viết và bạn nghĩ là người nghe không biết). Từ tương đương trong tiếng Việt là "đây" (hành động bạn sắp làm), "đâu" (dùng với phủ định), "đấy" (thông báo sự việc).
3. わ (WA): Dùng ở cuối câu, diễn tả sự suồng sã, thân mật.
Ví dụ: だめだったわ。 (damedatta wa): Không được thật/ thiệt.
暑かったわ。 (atsukatta wa): Nóng thật/ thiệt.
- WA dùng trong mối quan hệ hết sức thân mật.
- Tránh dùng với người mới quen hoặc người lớn tuổi.
4. さ (SA): Dùng nối các vế câu khi người nói chưa nghĩ ra được cái phải nói tiếp, là "ý mà", "ý hả" trong tiếng Việt.
Ví dụ:
おれはさ、その子が好きじゃないの。 (ore wasa, sonoko ga sukijanaiyo): Tôi ý mà, có thích con bé đó đâu.
あいつはさ、何をやってもだめなんだよ。 (aitsu wasa, nani wo yattemo damenandayo): Thằng đó ý hả, làm cái gì cũng hỏng.
5. ぞ (ZO): Dùng thông báo giống "yo" nhưng chỉ trong hoàn cảnh suồng sã.
Ví dụ:
警察だ!やばいよ! (keisatsu da! yabaiyo!): Cảnh sát tới! Nguy rồi!
- ZO chỉ dùng khi nói với người dưới hoặc bạn bè ngang hàng.
6. ぜ (ZE): Dùng trong mối quan hệ suồng sã, thường để rủ rê.
Ví dụ: ゲームをやろうぜ。 (geimu wo yarouze): Chơi điện tử đi.
7. い (I): "hả", dùng người trên nói với người dưới để nhấn mạnh câu hỏi.
Ví dụ:
なんだい? (nandai?): Cái gì hả?(=なんだ)
ご飯を炊いたかい。 (gohan wo taitakai?): Đã nấu cơm chưa hả?(=ご飯を炊いたか)
- Cách nói này cũng hay dùng khi cảnh sát thẩm vấn phạm nhân, là một cách hỏi gây áp lực, hoặc là dùng hỏi kiểu thân ái trong gia đình.
8. かしら (KASHIRA): Thắc mắc sự việc có như vậy không nhỉ (tự hỏi bản thân), "có...không nhỉ?"
Ví dụ:
彼はもう来ないかしら。 (kare wa mou konai kashira): Anh ấy không tới nữa đâu nhỉ?
彼は私が好きかしら。 (kare wa watashi ga suki kashira): Anh ấy có thích mình không nhỉ?
Chú ý: Chỉ nữ mới dùng "kashira", còn nam (và cả nữ) sẽ dùng "kanaa".
9. かなあ (KANAA): "có...không nhỉ" cách nói chung cho hai phái, tự hỏi bản thân xem sự việc gì đó có xảy ra không nhỉ?
Ví dụ: 雨が降るかなあ。 (ame ga furukanaa?): Trời có mưa không nhỉ?
10. の (NO): Để cuối câu để nhấn mạnh.
Ví dụ:
どうしたの。 (doushitano?): Sao vậy?
私は悪かったの。 (watashi wa warukattano): Là tôi không tốt.
Chuyên mục "Từ đệm cuối câu trong tiếng Nhật" được tổng hợp bởi giáo viên tiếng Nhật trung tâm SGV.
Related news
- Ngành đóng gói tiếng Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Búp bê Daruma ở Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Múa rối trong tiếng Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Văn bản thương mại, hành chính tiếng Nhật là gì (14/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Thị phần trong tiếng Nhật là gì (09/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Ngày của Cha tiếng Nhật là gì (06/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Phong tục rút quẻ ở Nhật là gì (03/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Sơn trong tiếng Nhật là gì (03/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Học hỏi tiếng Nhật là gì (30/05) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Búp bê phòng chống hỏa hoạn ở Nhật là gì (30/05) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn