| Yêu và sống
Quy trình phân loại rác nghiêm ngặt của Nhật Bản
Quy trình phân loại rác nghiêm ngặt của Nhật Bản.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, rác được phân ra làm hai loại: tái chế và không thể tái chế. Còn tại Nhật Bản lại được phân chia tới 4 loại rác chính: rác cháy được, rác không cháy được, rác ngoại cỡ và loại cuối cùng bao gồm các chai lọ thủy tinh, vỏ lon.
Rác đốt được (Moyaseru gomi) : Rác hữu cơ (rác tươi từ nhà bếp), giấy lộn dính bẩn, thực phẩm,...
Rác không đốt được (Moyasenai gomi) : Bao bì ni-lông của thực phẩm, giấy tráng dầu, các mảnh nhựa nhỏ đính trong tem áo quần…
Như vậy khi mua thực phẩm về, ngay lập tức bạn phải tách phần bao bì giấy và phần dư thừa bỏ đi của thực phẩm vào rác đốt được, còn các bao nhựa bên ngoài sẽ bỏ vào rác không đốt được, còn bao bì thủy tinh hay nhựa cứng hay gỗ hay các thể loại khác đưa và rác còn lại.
Các loại rác khác mới cực kỳ phức tạp. Có cả một tự điển phân loại rác này, như:
– Lon chai rỗng, chai Pet : Được xem là tài nguyên có thể tái chế. Sau khi sử dụng xong bạn phải rửa sách và bỏ riêng vào 1 túi , đến ngày thu gom rác tài nguyên thì bỏ ra.
– Giấy carton, báo, tạp chí, sách cũ,... : Những loại giấy to đẹp, có thể tái chế thì xếp riêng và cột lại bằng dây (không bỏ vào bao nhựa) để trước nhà vào ngày thu gom giấy.
– Sản phẩm bằng vải, quần áo cũ: xếp gọn gàng đẹp đẽ và đợi ngày thu gom vải, quần áo cũ để bỏ ra.
– Rác độc hại: Pin đã qua sử dụng, chai nhựa dính hóa chất, hóa mỹ phẩm… Phải phân loại từng thứ – rồi bỏ riêng từng gói – sau đó mới bỏ rác theo ngày qui định. Riêng hóa mỹ phẩm phải lấy hết phần ruột bên trong ra trước khi bỏ rác.
– Rác cồng kềnh: bàn ghế, tủ giường, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng… là các thứ phải trả tiền để người ta tới thu gom. Trên các loại rác này phải dán tem “rác cồng kềnh”, sau đó ghi đầy đủ tên họ số liên lạc để khi cần bên thu gom sẽ liên lạc.
Bên cạnh đó, người dân còn phải nhớ lịch trình thu rác, vì các loại rác sẽ được thu gom vào những ngày khác nhau. Theo lịch trong tuần, mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt. Có những loại rác được thu gom hàng tuần nhưng cũng có loại 2 tuần mới được "dọn sạch" một lần.
Đặc biệt hơn, có loại rác phải chờ một tháng hay một năm sau mới được loại bỏ khỏi nhà và thời hạn để những loại rác quá khổ được thu gom là khoảng 2 lần/năm. Không chỉ vậy, mỗi khu vực sẽ có quy định riêng về túi rác sử dụng, trong đó phần lớn sẽ yêu cầu loại được mua trong siêu thị, có màu sắc quy định.
Theo luật pháp của Nhật Bản thì việc đổ rác không đúng qui định bị phạt tối đa 100.000USD. Mỗi khu nhà ở có người quản lý chịu trách nhiệm kiểm soát rác thải đổ ra. nên nếu gia đình nào đổ rác không đúng qui định sẽ bị nhắc nhở. Thậm chí họ sẽ không gom rác nếu như sai qui định. Đối với người Nhật, hành vi xả rác là không hề văn minh, và họ thậm chí đã tập cho mình thói quen mang theo một chiếc túi để luôn bỏ rác của mình vào đó.
Chuyên mục "Quy trình phân loại rác nghiêm ngặt của Nhật Bản" do Giáo viên tiếng Nhật Trường Nhật Ngữ SGV tổng hợp.
Related news
- Ngành đóng gói tiếng Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Búp bê Daruma ở Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Múa rối trong tiếng Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Văn bản thương mại, hành chính tiếng Nhật là gì (14/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Thị phần trong tiếng Nhật là gì (09/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Ngày của Cha tiếng Nhật là gì (06/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Phong tục rút quẻ ở Nhật là gì (03/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Sơn trong tiếng Nhật là gì (03/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Học hỏi tiếng Nhật là gì (30/05) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Búp bê phòng chống hỏa hoạn ở Nhật là gì (30/05) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn