Home » Nghệ thuật Kintsugi Nhật Bản
Today: 06-02-2025 07:47:25

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Nghệ thuật Kintsugi Nhật Bản

(Ngày đăng: 01-03-2022 00:18:07)
           
Bài học khôi phục những thất bại từ nghệ thuật Kintsugi Nhật Bản. Hãy cũng SGV tìm hiểu nhé!

Nghệ thuật Kintsugi Nhật Bản.

Kintsugi (金継ぎ - "đồ thủ công bằng vàng") được biết đến như Kintsukuroi (金繕い - "sự sửa chữa bằng vàng"), là một nghệ thuật của Nhật Bản về việc sửa chữa đồ gốm bị vỡ với chất liệu sơn mài, có phủ lên hoặc trộn thêm với bột vàng, bạc hoặc bạch kim, một phương pháp tương tự như kỹ thuật maki-e. Như một triết lý, việc làm này xử lý đồ phế phẩm và sửa chữa chúng như một phần lịch sử của đồ vật, chứ không phải nhằm che giấu chỗ hỏng trên đồ vật đó.

SGV, nghe thuat kintsugi nhat ban

Kintsugi có thể được coi là có điểm tương đồng với triết lý của Nhật Bản về wabi-sabi, một sự bao bọc các thiếu sót hoặc sự không hoàn hảo. Các giá trị mỹ học Nhật Bản để ý đến bề ngoài trong việc sử dụng một đối tượng.

Điều này có thể được xem như là một lý do cho việc giữ lại một đối tượng bên mình, kể cả sau khi nó bị hư hỏng và như một sự biện minh của bản thân kintsugi, làm nổi bật các vết nứt vỡ và sửa chữa một cách đơn giản như một sự kiện trong vòng đời của một đối tượng, thay vì không sử dụng chúng nữa vào thời điểm nó bị hư hại hoặc nứt vỡ.

Kintsugi có thể liên quan đến triết lý của Nhật Bản về "không suy nghĩ" (無心 - mushin), trong đó bao gồm các khái niệm về vô chấp, chấp nhận sự thay đổi và số phận như những khía cạnh của cuộc sống con người.

Có một vài phong cách hoặc thể loại chính của kintsugi:

Hibi - “nứt vỡ”, cách dùng bụi vàng và nhựa thông hoặc sơn mài để đính những mảnh vỡ với sự chồng lấn nhỏ hoặc bổ sung vào những miếng còn thiếu.

Kake no kintsugi rei (欠けの金継ぎ例 - "phương pháp miếng"), khi mà một mảnh gốm thay thế không có sẵn và toàn bộ những phần thêm vào đều bằng vàng hoặc hỗn hợp vàng/sơn mài.

Yobitsugi (呼び継ぎ - "liên kết các mối nối"), khi mà một mảnh có hình dạng tương tự nhưng không khớp được sử dụng để thay thế miếng còn thiếu của một đồ đựng nước, để tạo hiệu ứng chắp nối.

Các nghệ nhân Nhật Bản gắn các vết nứt trên đồ gốm bằng những hỗn hợp có vàng bởi họ tin rằng sự kết hợp giữa những vết nứt làm cho món đồ có những giá trị vĩnh cửu, trở nên đẹp đẽ và có ý nghĩa hơn.

Những người thợ mài dũa những mảnh gốm hay sơn mài đã vỡ và ghép chúng lại với nhau bằng hỗn hợp loại “nhựa” bí truyền (resin) hoặc sơn mài trộn bột vàng, bạc hoặc bạch kim. Món đồ không chỉ được ghép lại lành lặn, thậm chí còn đẹp hơn nhiều lần so với món đồ ban đầu và trở thành một tác phẩm nghệ thuật có giá trị rất cao.

Chuyên mục "Nghệ thuật Kintsugi Nhật Bản" do Giáo viên tiếng Nhật Trường Nhật Ngữ SGV tổng hợp.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news