| Yêu và sống
Tranh Phù Thế Nhật Bản
Tranh Phù Thế Nhật Bản
Tranh phù thế (Ukiyo-e) vốn ra đời vào thời kì Edo (1603-1867) và được phổ biến rộng rãi nhờ vào các bản in khắc gỗ. Khi vẽ tranh phù thế, ban đầu các họa sĩ dùng mực tàu nhưng về sau vào thế kỉ XVIII, Suzuki Harunobu đã sáng tạo ra kĩ thuật in khắc màu. Chủ đề trong tranh phù thế thường là mĩ nhân, diễn viên, lực sĩ, cuộc sống của thường dân và phong cảnh.
Sự xuất hiện của ukiyo-e (cuối thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18).
Các nghệ sĩ ukiyo-e xuất hiện sớm nhất đến từ thế giới của hội họa Nhật Bản. Tranh theo họa phái Yamato-e của thế kỷ 17 đã phát triển một phong cách với các kiểu vẽ viền đối tượng, cho phép các giọt mực được nhỏ giọt trên bề mặt ướt và lan ra phía đường viền - các kiểu vẽ viền này đã trở thành phong cách chủ đạo của ukiyo-e.
Tranh in màu (giữa thế kỷ 18).
Màu sắc trong in ấn đã xuất hiện ngay cả trong các bản in và sách in đơn sắc ở thời kỳ đầu, chúng được thêm vào bằng tay cho những yêu cầu đặt hàng đặc biệt. Nhu cầu về màu sắc vào đầu thế kỷ 18 đã được đáp ứng với tan-e, loại tranh in được vẽ màu bằng tay với màu cam và đôi khi là màu xanh lá cây hoặc vàng. Những bức tranh này được tiếp nối trong thập niên 1720 với một xu hướng thịnh hành của dòng tranh chuyên được tô màu hồng beni-e và sau này là loại mực giống với màu sơn mài.
Phong cách nghệ thuật.
Các nghệ sĩ ukiyo-e thuở sơ khai đã đưa vào trong các tác phẩm một lượng kiến thức tinh vi phức tạp về các nguyên lý về bố cục trong nghệ thuật hội hoạ kinh điển của Trung Quốc, cũng như có sự luyện tập khắt khe về chúng; một cách chậm rãi, những nghệ sĩ này từ bỏ dần ảnh hưởng công khai từ Trung Quốc để phát triển một cách biểu đạt thuần tuý Nhật Bản.
Một điểm đặc trưng đã được xác định của hầu hết các bản tranh in ukiyo-e là một kiểu nét vẽ được phân định rõ ràng, rõ nét và đồng nhất. Các bản in sớm nhất chỉ có màu đơn sắc, và những đường nét này là yếu tố duy nhất được in ra; kiểu vẽ nét đặc thù này tiếp tục thống trị ngay cả với sự xuất hiện của màu sắc.
Trong ukiyo-e, các dạng bố cục được bố trí trong các không gian phẳng với các hình thể thông thường ở cùng một độ sâu mặt phẳng duy nhất. Sự chú ý được dồn vào các mối quan hệ theo chiều dọc và chiều ngang, cũng như các chi tiết như các đường nét, hình dạng và hoạ tiết, chẳng hạn như những hoạ tiết trên trang phục.
Bố cục thường là bất đối xứng, và điểm nhìn thường nằm ở những góc độ bất thường, chẳng hạn như từ bên trên xuống. Các yếu tố hình ảnh thường được cắt xén, tạo cho bố cục một cảm giác thanh thoát. Trong các bản in màu, đường viền của hầu hết các vùng màu sắc được xác định rõ ràng, thường là do sự đi nét kĩ.
Chủ đề và thể loại tranh.
Các chủ đề tiêu biểu là những người phụ nữ đẹp (bijin-ga), diễn viên kabuki (yakusha-e), và phong cảnh. Những phụ nữ được miêu tả thường là những kỹ nữ hạng sang và geisha trong lúc nhàn rỗi, và quảng bá các hoạt động giải trí tồn tại trong các khu phố lầu xanh.
Chân dung của những người nổi tiếng được yêu cầu khá nhiều, đặc biệt là những người từ giới kabuki và sumo, hai trong số những thú giải trí phổ biến nhất của thời đại này.
Chuyên mục "Tranh Phù Thế Nhật Bản" do Giáo viên tiếng Nhật Trường Nhật Ngữ SGV tổng hợp.
Related news
- Ngành đóng gói tiếng Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Búp bê Daruma ở Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Múa rối trong tiếng Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Văn bản thương mại, hành chính tiếng Nhật là gì (14/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Thị phần trong tiếng Nhật là gì (09/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Ngày của Cha tiếng Nhật là gì (06/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Phong tục rút quẻ ở Nhật là gì (03/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Sơn trong tiếng Nhật là gì (03/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Học hỏi tiếng Nhật là gì (30/05) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Búp bê phòng chống hỏa hoạn ở Nhật là gì (30/05) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn