| Yêu và sống
Sumo - môn võ truyền thống của Nhật Bản
Với người Nhật Bản thì Sumo không chỉ là một môn thể thao thuần túy nó còn là một tôn giáo của dân tộc, nó khởi đầu như một nghi thức thần đạo. Võ đài Sumo không chỉ là sân thi đấu thông thường mà còn là một nơi linh thiêng, đượm màu sắc tôn giáo. Từ thuở sơ khai, Sumo được biểu diễn như là một hình thức tế lễ trong nông nghiệp với ước mong một mùa màng tươi tốt của nông dân Nhật Bản.
Sumo được tổ chức thuộc loại cổ xưa nhất thế giới, cách đây chừng 1500 năm. Trong tác phẩm – Kojiky một tác phẩm nói về sự oanh liệt của các cuộc chiến Sumo bằng thơ được viết từ năm 719. Vào thế kỷ 9, môn võ này được dùng trong nghi lễ cung đình. Đến thế kỷ 18, Sumo phát triển thành một hình thức giải trí quần chúng rất được yêu thích.
Võ đài thi đấu của các võ sĩ sumo được gọi là Dohyo với đường kính 4,55 mét. Vòng tròn được bện bằng rơm khô nằm lọt thỏm bên trong cái bệ cao hình vuông làm từ đất sét trộn với cát. Bên trên võ đài dohyo là mái che treo Tsuriyane được thiết kế cầu kỳ. Mái che mô phỏng theo kiến trúc của mái đền Thần Đạo. Điều này thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tín ngưỡng Thần Đạo trong sumo.
Trọng tài trong trận đấu sumo được gọi là Gyoji. Ngoài nhiệm vụ phân định thắng thua, trọng tài còn chủ trì các nghi thức Thần đạo liên quan đến trận đấu.
Các cấp bậc của lực sĩ Sumo chuyên nghiệp:
Yokozuna (hoàng cương): cấp cao nhất. Ozeki đúng ra là tước hiệu. Có một hội đồng do Hiệp hội Sumo Nhật Bản chỉ định sẽ xem xét và phong các lực sĩ cấp bậc Ozeki lên cấp bậc cao nhất này.
Ozeki (đại quan): cấp bậc phong cho các lực sĩ bậc Sekiwake từng thắng khoảng 33 trận hay đoạt chức vô địch ba mùa đấu Sumo liên tục.
Sekiwake (quan hiếp): là cấp bậc phong cho các lực sĩ Komusubi liên tục trong nhiều mùa giải có số trận thắng nhiều hơn số trận thua trong mỗi mùa hoặc có một mùa giải có số trận thắng rất nhiều (thường là 10 trận thắng trở lên).
Komusubi (tiểu kết): là cấp bậc phong cho lực sĩ Maegashira nào có 10 hay 11 trận thắng hay thắng một lực sĩ có cấp bậc cao hơn mình.
Maegashira: là cấp bậc thấp nhất trong nhóm lực sĩ năm cấp Makuuchi (mạc nội) (bốn cấp cao hơn gồm cấp cao nhất Yokozuna và ba cấp trong Sanyaku).
Juryo: là cấp bậc của các võ sĩ chưa lọt được vào nhóm Makuuchi. Các lực sĩ Juryo được phép tham gia thi đấu các giải chuyên nghiệp 15 trận, nhưng đấu riêng giữa họ với nhau.
Một điều đặc biệt là Sumo là một môn mà nữ giới hoàn toàn không được tham gia, trong bất cứ lãnh vực nào ngoại trừ làm khán giả, các nữ giới không được đến gần sàn đấu trong vòng 2 thước, không được trợ giúp trong mọi việc huấn luyện, nấu ăn, giặt ủi.
Sumo là môn thể thao đầy tính thẩm mỹ và nghệ thuật. Trong Sumo không phải sức mạnh bắp thịt mà chính sự khéo léo và khôn ngoan mới là yếu tố quyết định thắng lợi cuối cùng. Hiện nay môn võ Sumo – một đại biểu của tinh thần văn hoá Nhật Bản.
Chuyên mục "Sumo - môn võ truyền thống của Nhật Bản" do Giáo viên Trường Nhật Ngữ SGV tổng hợp.
Related news
- Ngành đóng gói tiếng Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Búp bê Daruma ở Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Múa rối trong tiếng Nhật là gì (18/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Văn bản thương mại, hành chính tiếng Nhật là gì (14/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Thị phần trong tiếng Nhật là gì (09/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Ngày của Cha tiếng Nhật là gì (06/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Phong tục rút quẻ ở Nhật là gì (03/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Sơn trong tiếng Nhật là gì (03/06) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Học hỏi tiếng Nhật là gì (30/05) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn
- Búp bê phòng chống hỏa hoạn ở Nhật là gì (30/05) Nguồn: https://saigonvina.edu.vn