Home » Kendo - nghệ thuật kiếm đạo Nhật bản
Today: 01-01-2025 08:57:17

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Kendo - nghệ thuật kiếm đạo Nhật bản

(Ngày đăng: 01-03-2022 00:00:27)
           
Kendo - kiếm đạo là một trong các môn võ thuật. Kendo - nghệ thuật kiếm đạo Nhật bản truyền thống của Nhật Bản.

Kendo (剣道) là một môn thể thao võ thuật phát triển từ môn kiếm thuật cổ truyền Nhật Bản-Kenjutsu. Môn này hình thành cuối thời kỳ Meiji (明治) tức là vào khoảng TK 19 nhằm tập luyện cho các chiến binh. Sau chiến tranh thế giới thứ II, bộ môn này được khôi phục và được coi là môn thể thao chính thức vào năm 1946.

SGV, kendo - nghe thuat kiem dao nhat ban

Kendo có nghĩa là Kiếm Đạo, có thể hiểu như “Đạo của kiếm sĩ” với tư tưởng rèn luyện nhân cách con người thông qua nguyên lý sử dụng cây kiếm. Mục đích của tập luyện Kendo là để nâng cao thể lực, tinh thần, phát triển tính cách văn hóa, trau dồi nghị lực…những thứ rất cần thiết trong cuộc sống đời thường.

Kiếm Đạo căn bản nằm trong bốn chữ Khí, Kiếm, Thể, Nhất (ki, ken, tai, ichi). Khí là khí công, kiếm là vũ khí, thể là thể lực và nhất là hợp nhất. Luyện Kendo là phải luyện làm sao cho chân khí nhập vào kiếm, phối hợp với sức mạnh của cơ thể để những uy lực đó trở thành một.

Người Nhật thường hay ví von môn Kiếm Đạo chính là: ‘Sửa soạn cho thời son trẻ và một niềm vui xót lại cho tuổi già’.

Khái niệm về tư tưởng của Kendo:

Tư tưởng của Kendo là sự rèn luyện tính cách của con người thông qua sự gắn kết những nguyên lý của Katana (kiếm).

Mục đích của tập luyện Kendo là:

Rèn luyện trí óc và thân thể, trau dồi tu dưỡng sức mạnh tinh thần.

Thông qua cách tập luyện đúng và nghiêm khắc:

Để cố gắng phát triển nghệ thuật của Kendo. Gìn giữ tính nhân bản, sự tôn trọng và lịch sự giữa con người. Để kết giao với mọi người trên cơ sở chân thành, ngay thật, và luôn luôn tự trau dồi tu dưỡng bản thân

Những điều này giúp cho:

Để yêu đất nước, xã hội, đóng góp vào sự phát triển văn hóa. Và xây dựng nền hòa bình, thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Chuyên mục "Kendo - nghệ thuật kiếm đạo Nhật bản" do Giáo viên Trường Nhật Ngữ SGV tổng hợp. 

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news