Home » Nghệ thuật nhuộm vải Shibori Nhật Bản
Today: 19-04-2024 20:59:09

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Nghệ thuật nhuộm vải Shibori Nhật Bản

(Ngày đăng: 28-02-2022 23:52:47)
           
Ở Nhật Bản, Shibori đã được sử dụng hơn 1300 năm, và kỹ thuật nhuộm vải này được xem là độc nhất vô nhị trên thế giới.

Các kỹ thuật Shibori cơ bản

Thuốc nhuộm sử dụng cho phương pháp nhuộm vải Shibori đều có xuất xứ từ thiên nhiên. Phương pháp nhuộm này có nhiều cách gấp, buộc, nẹp vải khác nhau từ đó cũng tạo ra những họa tiết khác lạ trên mỗi sản phẩm. Loại vải dùng để nhuộm cũng cần có thành phần từ sợi thiên nhiên như tơ tằm, đũi, lụa, bông, vải 100% cotton… Phải mất ít nhất 5 năm theo học nghệ nhân bậc thầy mới có thể nắm được hết tất cả các quy trình nhuộm.

SGV, nghe thuat nhuom vai shibori nhat ban

Có 6 kỹ thuật Shibori nổi tiếng là Kanoko, Miura, Kumo, Nui, Arashi và Itajime:

1. Arashi: Arashi (tiếng nhật có nghĩa là bão) là shibori theo kiểu cuốn. Vải sẽ được quấn chéo trên một cây gỗ hình trụ, sau đó buộc chặt vải bằng chỉ dày hoặc dây thừng bản nhỏ, quấn quanh ống từ đầu này sang đầu kia. Sau khi nhuộm, mảnh vải sẽ có những mảng màu hình sọc.

2. Kumo: là phương pháp nhuộm kết hợp giữa xoắn và cột. Kỹ thuật này sử dụng những vật rắn có dạng cầu như đá, sỏi để tạo họa tiết. Người ta dùng vải bọc lại những viên đá, rồi cột tất cả những phần vải đó lại với nhau. Sau khi nhuộm, bạn sẽ có ngay một loạt những đốm tròn lớn nhỏ khác nhau.

3. Itajime: là kỹ thuật sử dụng phương pháp gấp vải và dùng 2 thanh gỗ để kẹp chặt phần vải đó. Những phần được kẹp và cột dây thun sẽ không cho mực đi qua, và ta có được những khoảng trắng theo hình dạng tương ứng.

4. Nui: là kỹ thuật nhuộm kiểu khâu vải. Vải sẽ được khâu đơn giản, sau đó siết chặt sợi chỉ để túm vải. Phương pháp này sử dụng các chốt gỗ để siết chặt sợi chỉ và đảm bảo sự cố định khi nhuộm. Phương pháp này có độ chính xác cao và tạo ra nhiều họa tiết đa dạng nhất.

5. Miura: là kỹ thuật sử dụng phương pháp buộc thắt. Đầu tiên bạn sử dụng kim móc để kéo các khoảng vải, sau đó dùng chỉ để thắt quanh mỗi nút hai vòng. Thắt chỉ với độ chặt vừa phải đủ để giữ vị trí chứ không thắt nút. Đây là kỹ thuật nhuộm Shibori đơn giản nhất.

6. Kanoko: Kanoko sử dụng phương pháp buộc túm các khoảng vải và cột lại bằng chỉ để tạo các họa tiết mong muốn. Họa tiết sau khi nhuộm phụ thuộc vào độ chặt khi buộc vải và việc bạn có gấp vải trước hay không. Hầu hết các họa tiết hình tròn được tạo ra bởi kỹ thuật này.

Quy trình nhuộm Shibori

1. Hana-nuki và Tẩy trắng:Công đoạn giũ sạch chất Aobana được gọi là “Hana-nuki”. Ngâm vải đã được buộc vào trong nước một ngày. Đun trong nước sôi từ 20 - 30 phút, sau đó đun sôi lại lần nữa với chất tẩy trắng Sodium Hydrosulfite ở 70 - 80 độ C từ 15 - 20 phút. (Có thể sử dụng xà phòng tùy thuộc vào loại vết bẩn). Cuối cùng là rửa các hóa chất trong nước.

2. Nhuộm và Khử màu: 
Công đoạn nhuộm và phối màu được thực hiện theo kinh nghiệm và trực giác của thợ thủ công khi họ xem xét điều kiện của vải và thuốc nhuộm. Thêm một chất ngấm và nhuộm ở 80 độ C từ 20 - 25 phút. Sau đó khử màu với Sodium Hydrosulfite ở 80 độ C từ 20 - 25 phút.

Chuyên mục "Nghệ thuật nhuộm vải Shibori Nhật Bản" do Giáo viên Trường Nhật Ngữ SGV tổng hợp.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news