Home » Cử chỉ, thói quen khi đi đường thời Edo
Today: 26-04-2024 06:09:03

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Cử chỉ, thói quen khi đi đường thời Edo

(Ngày đăng: 08-03-2022 13:41:25)
           
Vào thời kỳ Edo của Nhật Bản có những thói quen như: kasa kashige, shichi san aruki, akatsu ayamari,… Vậy những thói quen đó là gì? Cùng SGV tìm hiểu về chúng.

Cử chỉ, thói quen khi đi đường thời Edo:

Bạn sẽ làm gì khi đi bộ trên 1 con đường đông đúc người qua lại?

Vào thời kỳ Edo cách đây khoảng 400 năm trước thì chật hẹp hơn Tokyo bây giờ, nhiều người sinh sống. Người ta nói rằng Edo là 1 đô thị cấp bậc lớn nhất thế giới, nhiều người hơn cả Pari hay Luân Đôn lúc bấy giờ. Ở Edo người từ khắp các địa phương cu chi, thói quen khi di duong thoi edotrên toàn quốc tập trung lại. Ở đây, những người khác nhau về cả văn hóa lẫn hình thức sống để sống ở 1 vùng đất chật hẹp thì trí tuệ của cuộc sống được sinh ra, người ta sẽ không để xảy ra những sự cố va chạm lẫn nhau. Đó là cử chỉ, thói quen khi đi đường thời Edo.

Thói quen thứ nhất: những lúc đường đông, có nhiều người qua lại, để không bị va chạm vai với nhau, người Edo sẽ đi bộ nghiêng vai để không va chạm với người khác, tránh làm mất thời gian của cả hai.

Thói quen thứ hai: gọi là [かさ かしげ] [kasa kashige]. Đây là 1 hành động vào lúc trời mưa hoặc có tuyến rơi. Lúc 2 người đi ngược chiều nhau, hướng ô ra ngoài 1 thoáng, nhanh chóng đi qua nhau. Làm vậy để các hạt mưa hay tuyết không rơi vào cơ thể lẫn nhau.

Thói quen thứ ba: khi đi bộ trên đường, nên đi ở ven đường. Chiều rộng đường chia thành 3-7, người đi bộ thông thường sẽ đi 3 phần chiều rộng từ ven đường. Còn 7 phần dư ra của chiều rộng con đường sẽ chừa trống để chở những người bận rộn, những người bệnh hay hàng hóa. Điều này gọi là [しち さん あるき] [shichi san aruki].

Thói quen thứ tư: [あかつ あやまり] [amatsu ayamari] là thói quen mà phải xin lỗi việc gây ra rắc rối cho người khác bởi sự lơ đễnh của bản thân. Ví dụ: khi đi bộ trên đường đông đúc, vô ý giẫm phải chân người khác sau đó nói lời xin lỗi. Người bị giẫm sẽ không nổi giận mà sẽ nói rằng [à xin lỗi, tôi cũng lơ đễnh khi để chân ra ngoài.]. Đó chính là [あかつ あやまり] [amatsu ayamari].

Cách suy nghĩ của cử chỉ, thói quen Edo vào ngày nay được sử dụng trong giáo dục trường học hay nhân viên công ty. Trí tuệ của những người thời Edo đã làm cho mối quan hệ con người trở nên cải thiện tốt hơn và vẫn còn tồn tại cho dù ở thời hiện đại.

Chuyên mục "Cử chỉ, thói quen khi đi đường thời Edo" được tổng hợp bởi giáo viên Trung tâm ngoại ngữ SGV.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news