Home » Cách dùng thể cấm chỉ, mệnh lệnh trong tiếng Nhật
Today: 26-12-2024 09:12:28

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Cách dùng thể cấm chỉ, mệnh lệnh trong tiếng Nhật

(Ngày đăng: 08-03-2022 04:24:38)
           
Thể mệnh lệnh được dùng để bắt buộc ai đó phải thực hiện 1 hành vi nào đó, còn thể cấm chỉ được dùng để ra lệnh cho ai đó không được thực hiện 1 hành vi nào đó.
Các thể này đều mang sắc thái mạnh, áp đặt và đe dọa vì thế phạm vi dùng chúng ở cuối câu văn rất hạn chế.

Trong văn nói thì trong hầu hết các trường hợp các thể này chỉ được nam giới dùng.

Trong các trường hợp dưới đây thể mệnh lệnh và thể cấm chỉ được dùng làm các câu đơn lẻ, hoặc dùng ở cuối câu.
SGV, Cách dùng thể cấm chỉ, mệnh lệnh trong tiếng Nhật Người nam giới có địa vị hoặc tuổi tác cao hơn nói với người bên dưới mình, hoặc bố nói với con.
Ví dụ:
早く寝ろ。(Hayaku nero).
Đi ngủ sớm!
遅れるな。(Okureru na).
Cấm đi muộn
Nam giới nói với nhau. Trong trường hợp này thì nhiều khi từ 「よ」được thêm vào cuối câu để làm "mềm" hơn sắc thái câu.
Ví dụ:
明日家へ来い「よ」。
Ashita-ka e koi 'yo'.
(Ngày mai đến nhà tao đi).
あまり飲みな「よ」。
Amari nomi na 'yo'.
(Uống vừa thôi).
Trường hợp ít có điều kiện để quan tâm đến người mà mình giao tiếp ví dụ như khi truyền đạt chỉ thị khi đang làm việc trong phân xưởng hoặc trong các tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, động đất. Ngay cả trong các trường hợp như thế thì cũng chỉ người là nam giới, có vị trí hoặc tuổi cao hơn mới dùng.
Ví dụ:
逃げる。Nigeru.
(Chạy thôi).
エレベーターを使うな。
Erebētā o tsukau na.
(Không dùng thang máy).
Trường hợp hô khẩu lệnh trong các buổi diễn tập, trong hoạt động thể thao ở nhà trường, câu lạc bộ.
Ví dụ:
休め。yasume.
(Nghĩ).
休めな。yasumena.
(Nghiêm).
Cổ vũ trong khi xem thể thao. Trong trường hợp này thì đôi khi nữ giới cũng dùng.
Ví dụ:
頑張れ。
Ganbare.
(Cố lên!).
負けるな。
Makeruna.
(Không được thua!)
Khi muốn chú trọng đến sự đơn giản để tạo hiệu quả truyền đạt như trong các kí hiệu giao thong, tiêu ngữ.
Ví dụ:
止まれ。
Tomare.
(Dừng lại).
入るな。Hairu na. 
(Cấm vào).
Chú ý: hình thức mệnh lệnh còn 1 mẫu câu nữa là「động từ thểますなさい」. Mẫu câu này thường được dùng trong những trường hợp như khi cha mẹ nói với con cái, giáo viên nói với học sinh, ít nhiều nhẹ nhàng hơn thể mệnh lệnh của động từ. Vì thế nữ giới thường ưa dùng những mẫu câu này hơn là thể mệnh lệnh của động từ. Nhưng mẫu câu này thì không dùng được với nguời trên.
Ví dụ:
勉強しなさい。
Benkyō shi nasai.
(Học đi).
Tư liệu tham khảo: Sách Minna no Nihongo I. Bài viết cách dùng thể cấm chỉ trong tiếng Nhật được soạn bởi giáo viên trung tâm tiếng Nhật SGV.
Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news