Home » Văn hóa uống rượu Soju của người Hàn Quốc
Today: 23-12-2024 13:59:39

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Văn hóa uống rượu Soju của người Hàn Quốc

(Ngày đăng: 07-03-2022 21:11:19)
           
Rượu Soju là một trong những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa của Hàn Quốc. Tuy nhiên khi uống Soju cũng có những quy tắc riêng, cùng Ngoại ngữ SGV tìm hiểu về văn hóa uống rượu Soju của người Hàn Quốc nhé.

Văn hóa uống rượu Soju của người Hàn Quốc

Thay vào đó, rượu phải được người khác rót cho mình. Việc làm này nhằm nâng cao sự cảm thông và tình bạn với nhau giữa những người trong bàn rượu.

Theo phong tục Hàn, việc cầm hai tay để đưa hay nhận một vật gì đó được xem là một hành động bày tỏ lòng kính trọng. Và theo đó, nếu ly của một người được một người ở vai bậc cao hơn chế rượu cho, thì người đó nên giữ ly bằng cả 2 tay. Và cũng vậy, nếu người trẻ rót rượu cho người lớn hơn, thì người rót rượu cũng phải cầm bình rượu bằng 2 tay. Phong tục này gần như có mặt tại mọi xã hội phương Đông không kể gì chỉ riêng ở người Hàn.

van hoa uong ruou soju cua nguoi han quoc

Khi rót rượu, tay phải giữ lấy bình rượu và tay trái đụng vào cổ tay phải; cách giữ bình rượu kiểu này nhằm giữ cho tay áo khỏi chạm bàn hay thức ăn trên bàn.

Tương tự, khi nhận ly rượu, để ly rượu nằm trong lòng bàn tay trái và dùng tay phải để giữ ly, có lẽ cúi đầu xuống chút đỉnh để tỏ lòng kính trọng. Bạn cũng có thể giữ ly rượu theo cùng cách khi chế rượu. Chế và nhận chỉ bằng tay phải thường được người lớn hơn, hay những người bằng nhau, tiếp đãi người khác trong các tình huống bình thường.

Người Đại Hàn thường nói "uống hết một hớp" (oneshot/ 원샷), đây là cách thách thức mọi người trong bàn uống hết ly rượu của họ bằng một hớp duy nhất.

Một ly rượu không được chế lại trừ phi đã được uống hết hoàn toàn và không được chế rượu vào ngay lập tức sau khi vừa mới uống xong; nếu ly người khác đã hết mà người trong bàn không châm thì việc đó được xem là bất kính.

Có những cách xử sự đặc biệt khi uống rượu với những người có địa vị xã hội cao hơn, thí dụ như người lớn tuổi hay có chức vị cao hơn. Khi uống rượu với người lớn tuổi, người trẻ phải xoay người sang phía khác để uống. Nếu uống ly rượu mặt đối diện với người lớn tuổi được xem như là bất kính. Nhưng gần đây, việc uống rượu đối mặt với người lớn tuổi, nhưng vẫn cầm bằng 2 tay khi uống, đã được hầu hết mọi người Hàn chấp nhận như một sự hài hòa trong xã hội và củng cố tình thân hữu giữa mọi người trong xã hội, bất kể nhóm tuổi nào trong xã hội.

Trong nhiều trường hợp, một bậc cao niên uống hết một ly rượu Soju với người bằng hoặc thấp vai vế hơn. Một người trẻ cũng có thể làm việc này với bậc trưởng thượng để kết chặt tình thân.

Đưa người khác một ly rượu không có nghĩa là người đó muốn mời người kia một ly rượu. Và người nhận ly rượu không bắt buộc phải uống ly rượu đó ngay lập tức, nhưng nó sẽ là điều bất lịch sự nếu người được mời để ly rượu xuống bàn mà không uống tí rượu nào trong ly.

Sau khi đã uống xong hết ly rượu, người uống nên đưa lại ly rượu và ly sẽ được chế đầy rượu lại. Không nhất thiết phải đưa ly rượu lại ngay lập tức, nhưng giữ ly quá lâu cũng là một việc làm không đúng đạo lý.

Với những người bạn cùng thứ bậc xã hội như nhau, thì việc cầm 2 tay châm hay nhận rượu là điều không cần thiết, nhưng cũng có thể xảy ra theo cách tự nhiên hay lịch sự với nhau, hay trong trường hợp lễ lộc.

Chuyên mục "Văn hóa uống rượu Soju của người Hàn Quốc" do giáo viên tiếng Hàn Trung tâm Ngoại ngữ SGV tổng hợp.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news