Home » Văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc
Today: 22-01-2025 19:10:52

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc

(Ngày đăng: 07-03-2022 21:05:53)
           
Chào hỏi là một phép lịch sự tối thiểu ở Hàn Quốc và người Hàn rất coi trọng vấn đề này. Cùng Ngoại ngữ SGV tìm hiểu về văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc nhé.

Văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc

1. Cách cúi chào

Việc cúi đầu chào hỏi là thói quen của người Hàn Quốc và nghi thức dành cho việc cúi đầu chào hỏi của người Hàn được hình thành một cách rất tự nhiên. Đôi khi những người nước ngoài đến Hàn Quốc cảm thấy bổi rối vì không biết phải cúi chào như thế nào và vào lúc nào.

van hoa chao hoi cua nguoi han

 Cúi đầu trong văn hóa Hàn Quốc đơn giản chỉ để thể hiện lòng kính trọng của mình đối với người khác (một người lớn tuổi hơn hoặc người có địa vị cao hơn mình trong giao tiếp hàng ngày). Tuy nhiên sẽ hiếm khi thấy những người bạn thân cúi đầu với nhau trừ khi khoảng cách tuổi tác của họ cách xa hoặc họ đang ở những nơi công cộng, trang nghiêm. Thay vào đó, ngày nay việc vẫy ta chào với bạn bè, đồng nghiệp đang dần trở nên quen thuộc và phổ biến hơn trong văn hóa chào hỏi ở Hàn Quốc.

Người Hàn Quốc thường cúi đầu chào kết hợp nói những câu nói quen thuộc như:

Khi gặp nhau lần đầu tiên, thì người Hàn chào bằng câu "처음 뵙겠습니다" (jjo ưm buệt kết sum ni ta) - "Hân hạnh được gặp bạn lần đầu" và sau đó tự giới thiệu tên mình bằng cách nói tên kết hợp với "...입니다" (im ni ta) - "Tôi tên là...". Lúc này, đối phương cũng sẽ chào lại và tự giới thiệu tên mình giống như vậy. Họ sẽ nói "네, 처음 뵙겠습니다. ... 입니다. 안녕하십니까?" (nê, jjo ưm buệt kết sum ni ta.... im ni ta. anneyong ha sim ni kka?) - "Vâng, hân hạnh được gặp bạn (ông, bà, anh...) lần đầu. Tôi tên là.... Xin chào bạn (ông, bà, anh...)".

Khi chào hỏi những người đã quen biết, trường hợp đối phương ít hơn hoặc bằng với tuổi mình, người Hàn thường chào bằng những câu như "잘 있었니?" (chail ịt xot ní?) - "sống vẫn tốt chứ?" hoặc "어떻게 지냈니?" (ottoke ji nét ní?) nghĩa là "Dạo này sống thế nào?".

Đối với trường hợp đối phương là người bề trên, người Hàn sẽ chào bằng cách khác. Họ sẽ nói kính trọng hơn bằng những câu như: "안녕하세요?" (anyeong ha se yo), "그동안 잘 지내셨어요?" (cư tông an chail ji ne sót so yo?) - "Xin chào (ông, bà, bác, cô, chú, anh)", "gian qua, mọi việc đều tốt đẹp cả chứ ạ?"

Ngoài ra, nhiều khi người Hàn cũng dùng các câu hỏi ngắn gọn chỉ việc ăn uống hay đi lại để thay cho lời chào. Chẳng hạn như, "아침 드셨어요?" (ajjim tư sót xo yo?) - "(ông, bà, anh...) đã ăn sáng chưa ạ?" hoặc "어디 가세요?" (oti ka se yo?) - "(ông, bà, anh...) đi đâu đấy ạ?"

2. Tư thế chào hỏi

Tư thế là một yếu tố rất quan trọng trong việc cúi chào của người Hàn Quốc. Khi cúi đầu thì quan trọng nhất là cúi thấp người từ phần eo - thắt lưng trở lên và phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau.

Bạn phải nhớ rằng luôn phải cúi đầu lại khi một người khác cúi đầu chào bạn, đó là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối. Bình thường thì bạn không cần phải cúi đầu với một đứa trẻ, nhưng nếu như bạn có một cử chỉ, điệu bộ nào đó như gật nhẹ đầu với đứa trẻ thì chắc rằng sẽ làm đứa trẻ vui và vảm thấy được tôn trọng.

Cúi đầu chào cũng được người Hàn Quốc thực hiện Khi trao đổi danh thiếp trong đời sống thường ngày hay trong công việc. Bạn sẽ thấy rằng họ sẽ vừa trao danh thiếp vừa cúi đầu cùng lúc. Khi đưa danh thiếp của bạn cho người khác hãy nhớ đưa bằng hai tay và cũng nhận lại bằng hai tay danh thiếp từ người khác. Đây là một điểm quan trọng trong văn hóa của người Hàn Quốc.

3. Văn hóa bắt tay trong chào hỏi của người Hàn Quốc

Xã hội phát triển, nền văn hóa các nước khác cũng đang xâm nhập tại "xứ sở Kim Chi". Ngày nay, ngoài việc cúi đầu chào hỏi, người dân Hàn còn mang trong mình thêm một văn hóa chào hỏi nữa đó là: "văn hóa bắt tay". Việc bắt tay nhau đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt là giao tiếp công việc ở các nước trên thế giới.

Tuy vậy, cách bắt tay của người Hàn có sự tương đối khác, bởi họ vừa bắt tay vừa cúi chào. Nhờ đó họ cảm thấy sự tôn trọng lẫn nhau trong giao tiếp. Khi bắt tay thì nắm giữ tay hoặc chỉ cần bắt tay nhẹ một người khác tùy vào từng trường hợp và tình huống giao tiếp. Và một điều khác biệt nữa là phụ nữ không bao giờ là người chủ động bắt tay trước, bởi có đôi khi họ nghĩ rằng người đàn ông bắt tay là hành động quấy rối, xâm hại người khác.

Chuyên mục "Văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc" do giáo viên tiếng Hàn Trung tâm Ngoại Ngữ SGV tổng hợp. 

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

Related news